Giáo dục lòng yêu nước
Bên cạnh những bài sử hùng hồn cách nay gần nửa thế kỷ, tại một trường tiểu học thành phố Sài Gòn này, tôi đã được giáo dục lòng yêu nước bằng những bản hùng ca mà đến nay tôi vẫn còn nhớ. Đầu tiên là quốc ca. Đất nước bị chia cắt, quốc ca và quốc kỳ cũng khác nhau. Thế nhưng quốc ca của chúng tôi cũng là một ca khúc hùng tráng thời chống Pháp của Lưu Hữu Phước: “Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống…
Tiếp theo là ý thức phụng sự đất nước với bài: “Lời sông núi bừng vang bốn phương trời. Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến. Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời. Dòng máu thiêng còn đượm nồng vang trái tim. Gánh sơn hà tài trai luôn chiến đấu…”
2. Bài này hay. Nó nói lên một điều là trong chiến tranh, người ta luôn có nhu cầu tô vẽ thật xấu hình ảnh về nhau, để thật dị hợm, khiến người lính coi đối phương không phải là người như mình nên có thể bắn giết mà không ngần ngại gì. Ngoài Bắc thì toàn chuyện Mỹ ngụy ác ôn, giết người như ngóe, mổ bụng, uống máu người không tanh. Trong Nam thì "Việt cộng răng nanh dài, ốm đói. Bảy thằng Việt cộng đu một tàu đu đủ không gãy. Giết người như ngóe..."
Nhưng kể cả bây giờ, người Việt mình cũng hay nhìn về nhau theo cách tương tự theo những stereotype về cộng và kiều, người trong nước và người hải ngoại.
Buồn buồn nói chuyện ngày xưa
3. Tường thuật của Lê Minh Phiếu về ngày hôm qua của mình:
No comments:
Post a Comment