Monday, April 14, 2008

Entry for April 14, 2008

Không biết bài này có bịa không chứ khu di tích đền Hùng bé tí mà 1 triệu người về đấy thì có quần nát nó không?


Gần 1 triệu người hành hương về cội nguồn

"Ngày 8.3 âm lịch, tức chủ nhật 13.4, là một ngày chưa từng có trong lịch sử lễ hội Đền Hùng khi lượng khách đổ về TP Việt Trì và khu vực Đền Hùng lên đến gần 1 triệu người...
Theo tinh thần này, tỉnh Phú Thọ đã đề nghị với Nhà nước, kể từ năm 2009, mỗi ngày giỗ Tổ sẽ có khoảng 5 tỉnh cùng tham gia tổ chức. Được biết, trong kế hoạch đến năm 2015, Nhà nước sẽ đầu tư vào khu di tích Đền Hùng khoảng 1.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ có khoảng 200 tỉ được đầu tư. Theo đó, tại khu vực này sẽ có trung tâm thương mại, làng văn hóa, tháp tưởng niệm các vua Hùng..."

Ối giời, lại còn 5 tỉnh cùng tham gia tổ chức giỗ Tổ cho nó đông vui nữa chứ. 1000 tỷ cho đền Hùng có phải lãng phí quá không? Chỉ béo các bác quan chức tỉnh Phú Thọ thôi.

2. Khiếp cho cái tật hiếu danh và "tự hào Việt" ở Việt Nam. Vietimes đăng loạt bài về ông Nguyễn Hữu Ninh, người tham gia viết một phần trong báo cáo của IPCC.

Về những doanh nghiệp "tội ác" đang giết môi trường để kiếm ăn!



"
Ngày 10/12 năm 2007, tại thủ đô Oslo của đất nước Na Uy, trong lễ Trao giải Nobel, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và nhân loại, tên của một nhà khoa học Việt Nam được trân trọng xướng lên. hàng tỉ người trên khắp địa cầu đã trực tiếp hoặc gián tiếp chứng kiến sự kiện trọng đại này. Người ấy là Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh, là đồng tác giả của cuốn sách dày 3000 trang viết về biến đổi khí hậu vừa được trao giải Nobel vì Hòa bình năm 2007. Các bản báo cáo trên được vinh danh là công trình mang tầm thế kỷ, mang tên “Báo cáo lần thứ tư – Biến đổi khí hậu 2007”, do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) chủ trì. TS Ninh cùng một số tác giả khác đã tham gia viết chương về Châu Á."

Bài này nữa (cái tên nghe rất tởm!)
Nền giáo dục này chưa thể có Nguyễn Hữu Ninh"

trong bài có đoạn
"
PV:
Các nhà văn Việt Nam không ai dám một lần dám ao ước đến một ngày đẹp trời, tên mình và tác phẩm của mình sẽ được xướng lên trong Lễ Trao giải Nobel. Bất ngờ thay, một chuyên gia về biến đổi khí hậu đã nhận cái vinh quang kia. Ông từng nghe một gốc Việt nào tham gia một công trình nào được giải Nobel chưa?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh: Gốc Việt cũng không có ai. Mình tôi."


Trước hết phải thấy rằng không có "công trình" được giải Nobel mà chỉ có cá nhân hay tổ chức được giải. Trong trường hợp này không phải là các bản báo cáo được giải mà được giải là IPCC, tức là một ủy ban của Liên hợp quốc. Được giải này do đó là tất cả những người tham gia vào tổ chức này, hay đóng góp vào công việc của nó, kể cả anh bảo vệ, cô thư ký, bà lao công, ông cấp dưỡng... Nhưng thôi, bỏ qua sự thiếu chặt chẽ về từ ngữ để xét về khía cạnh các công trình của ủy ban này.

Thứ hai là theo đoạn video công bố giải ở đây thì người ta chỉ xướng tên IPCC khi trao giải chứ không hề thấy xướng tên ông Ninh như báo Vietimes và ông Ninh khẳng định.
Không hiểu người ta đọc tên ông Ninh ở đâu?


Thứ ba là nếu đọc danh sách đoàn đại biểu của IPCC đi nhận lễ giải Nobel gồm vài chục người ở đây thì cũng không có ông Ninh. Như vậy có thể hiểu là ông Ninh chưa phải nằm trong số các tác giả chính để nhận giải.

Thứ tư, trong bản báo cáo Tổng hợp Đánh giá Thay đổi khí hậu lần thứ tư - tức là báo cáo chính - cũng không hề có tên ông Ninh trong số vài chục tác giả. Tên ông Ninh chỉ xuất hiện trong bản báo cáo của nhóm công tác số II ở đây, và là một trong mười tác giả chính của chương Hai. Cũng trong chương này thì ngoài tên ông Ninh còn có tên một tác giả phụ người Việt là ông Tran Viet Lien. Thế nên lạ là sao ông Ninh trả lời câu hỏi phóng viên "
Ông từng nghe một gốc Việt nào tham gia một công trình nào được giải Nobel chưa?" "Gốc Việt cũng không có ai. Mình tôi."

Như vậy, vai trò của ông Ninh chỉ là một trong hàng trăm người, hay có thể là hàng ngàn người, tham gia viết các bản báo cáo của IPCC. Riêng báo cáo của nhóm 1 đã là công sức của khoảng 600 tác giả từ 40 nước khác nhau (ông Ninh ở nhóm 2). Ông Ninh tham gia cộng tác với IPCC với tư cách chuyên gia chính của Việt Nam (ngoài ông N
inh còn có ông Trần Việt Liên tham gia nữa, chứ không phải chỉ có duy nhất ông Ninh).

Vai trò ông Ninh như thế cũng không có gì là nổi bật, càng không thể gọi ông là nhà khoa học Việt Nam đoạt giải Nobel Hòa bình như báo chí thổi phồng.

No comments: