Bài của Dương Trung Quốc
Đảng & Trí thức (một thoáng nhìn lịch sử)
Nếu nói tới mối quan hệ Đảng với trí thức, thì nên đọc tiểu thuyết "Đám cưới không có giấy giá thú" của Ma Văn Kháng viết khoảng cuối những năm 80, trong đó ông Kháng coi mối quan hệ giữa Đảng với trí thức như một cuộc hôn nhân không có giấy giá thú. Không hẳn là một cuộc cưỡng hôn, nhưng là một cuộc hôn nhân bất bình đẳng, trong đó trí thức là những kẻ đi theo Đảng (trong trạng thái ngỡ ngàng, chói mắt và bối rối) và cũng dễ dàng bị Đảng quẳng gạt đi bất cứ lúc nào Đảng cảm thấy khó chịu với những kẻ dễ cảm thấy bất an và hay xúc động đó.
Trên thực tế chẳng có chế độ đảng trị (hay tương tự, giáo trị) nào lại coi trọng trí thức cả, bởi cái trí thức hướng đến là Sự Thật, trong khi các chế độ đảng trị và giáo trị lại hướng tới sự củng cố quyền lực một cách tự thân và tuyệt đối (quyền lực đẻ ra quyền lực và phục vụ cho quyền lực).
Trong bài ông Quốc có nhắc tới việc lãnh tụ Hồ Chí Minh chịu khó lắng nghe ông Nguyễn Mạnh Tường trình bày các quan điểm tự do-dân chủ-pháp quyền khác với quan điểm của Đảng Cộng Sản. Nhưng cái quan trọng không phải việc Hồ Chí Minh có nghe Nguyễn Mạnh Tường nói hay không, cũng không phải việc Nguyễn Mạnh Tường đánh giá cá nhân Hồ Chí Minh là một con người thế nào, mà là những hành động trên thực tế của Đảng với giới trí thức, trong đó có cá nhân ông Nguyễn Mạnh Tường. Tất nhiên những việc đó ông Dương Trung Quốc đều hiểu cả, và ở đây ông lôi cái bóng Hồ Chí Minh từng trân trọng trí thức để nhắc nhở tới những người lãnh đạo Đảng, cho dù trên thực tế cái "trân trọng" ấy chỉ gồm việc nghe để từ tai này sang tai kia.
Trong bài viết, ông Quốc cho rằng Đảng cũng phải đặt mục tiêu Dân chủ và Tự do lên hàng đầu
" Hơn thế nữa, Đảng phải coi “Tự do-Dân chủ” là một mục tiêu và là người lãnh đạo sự nghiệp giải phóng con người sau khi đã thành công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Khao khát và đấu tranh cho Tự do và Dân chủ chính là phẩm chất hàng đầu của người trí thức.
Muốn thế thì đường lối của Đảng phải đặt lợi ích của Dân tộc nghĩa là của quảng đại quần chúng (ngày càng có phẩm chất trí thức) với mục tiêu Dân chủ và Tự do lên hàng đầu và những người đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong cuộc đấu tranh ấy"
2. Hai bài này về văn học dịch
Văn học Việt sang Mỹ: Đừng nghe các nhà văn tự... nói
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Tuesday, April 15, 2008
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment