Monday, May 05, 2008

Đầu cơ lúa gạo

Bài này của blog Anh Trương (tức Trương Đình Anh, TGĐ công ty FPT Telecom) về bài viết của GS. Nguyễn Lân Dũng đề nghị "Cần nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo".

Bác Anh Trương phân tích "quan niệm ấu trĩ như vậy về luật pháp và thương mại" của giáo sư Dũng khi ông Dũng đổ lỗi cho tư thương, và yêu cầu "công an và cán bộ quản lý thị trường phải khẩn trương kiểm soát và truy tố kịp thời những kẻ lợi dụng thời cơ, làm giàu bất chính bằng các hành vi găm hàng, đầu cơ, tích trữ. Nên mở các phiên tòa công khai tại chỗ để làm gương cho những kẻ xấu khác"

Bài ông Dũng viết khá lộn xộn. Điển hình là đoạn này, không hiểu sao trong 5 nguyên nhân giá gạo tăng, ông Dũng đề cập tới nguyên nhân "Nha nước phải tung ra thị trường một số gạo áp đảo và bán đúng giá" và nguyên nhân "cơ quan cảnh sát điều tra sớm vào cuộc và trừng trị nghiêm khắc để làm gương một số kẻ tích trữ, đầu cơ gạo."???

"Giá gạo tăng do năm nguyên nhân: Một là, tuyên truyền kém làm một số người dân hoang mang, lo ngại va vội vã đi mua gạo. Hai là, một số người táng tận lương tâm, lợi dụng thời cơ tung tiền ra để mua gạo tích trữ, nhằm đầu cơ, trục lợi bất chính. Ba là, hệ thống phân phối gạo chưa hợp lý, nhiều cua hang găm hàng gạo lại để chờ giá lên, chỉ có siêu thị niêm yết giá gạo nên nhân dân đổ xô vào siêu thị mua gạo. Bốn là, Nha nước phải tung ra thị trường một số gạo áp đảo và bán đúng giá, tuy nhiên không bán cho con buôn với khối lượng lớn. Năm là, cơ quan cảnh sát điều tra sớm vào cuộc và trừng trị nghiêm khắc để làm gương một số kẻ tích trữ, đầu cơ gạo."

Trong khi ông Dũng cho rằng tư thương là người đứng đằng sau cơn sốt gạo vừa qua thì giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia nổi tiếng về nông nghiệp và là hiệu trưởng Đại học An Giang lại cho rằng hiện tượng đầu cơ chủ yếu do các công ty lớn kinh doanh lương thực thực hiện. Hiện nay việc xuất khẩu gạo cũng hoàn toàn nằm trong tay các công ty này.

Trích đoạn trả lời phỏng vấn trên tờ VNN của giáo sư Xuân

"
- Năm ngoái, giá gạo xuất khẩu chỉ khoảng 300 USD/tấn, đến nay là 1.200 USD/tấn. Mỗi tấn gạo bán ra đã tăng thêm được 900 USD. Vậy ước tính người nông dân được hưởng bao nhiêu trong số 900 USD tăng thêm đó?

Như tôi đã nói, khi bà con nông dân thu hoạch đợt tháng 3 vừa rồi, họ cũng đã bán hết. Ít có nông dân nào giữ gạo lại. Hiện lúa gạo nằm trong tay các công ty lương thực cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Vì vậy khi giá gạo tăng vọt, phần lợi người nông dân được hưởng cũng chẳng bao nhiêu. Phần lớn do các công ty và các thương lái được lợi.

...
Vậy hiện nay ở Việt Nam, liệu có hiện tượng đầu cơ giá gạo hay không? Cụ thể là mua gạo của nông dân ở thời điểm giá thấp, chờ đến khi giá lên thật cao thì mới bán ra.

Theo tôi nghĩ cũng có thể có đấy. Nhưng nếu làm thì do các công ty làm thôi, còn nông dân và các tư nhân làm gì có tiền và có điều kiện để làm như vậy.
- Hệ thống kinh doanh gạo hiện nay, từ lúc thu mua của nông dân, rồi vận chuyển, xay xát, lưu kho, xuất khẩu… mình đã có hệ thống cạnh tranh chưa?
Cũng có cạnh tranh đôi chút, nhất là ở công đoạn mua lúa từ nông dân. Còn xuất khẩu gạo vẫn do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện."

Như vậy cốt lõi vẫn ở sự độc quyền đầu ra từ các công ty lương thực của Nhà nước và cơn sốt gạo vừa rồi nếu không phải trách nhiệm chính thì cũng là trách nhiệm rất đáng kể của các công ty này (cụ thể là hai Tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam). Trong bài, ông Xuân cũng kể câu chuyện về việc cựu Thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ bình ổn thị trường gạo bằng cách gọi 12 nhà kinh doanh lúa gạo hàng đầu gặp mặt và dọa nếu trong 24 giờ, giá gạo không xuống thì sẽ bốc thăm bắn bỏ một người trong số này (cái này không biết có phải ông Kỳ đọc trong sách Tây về cách dẹp loạn của người La Mã không- mỗi khi có một đơn vị quân đội làm loạn, người La Mã sẽ trừng trị bằng cách bắt thăm, cứ mười người sẽ bắt thăm xử tử một người!).

Cách làm của ông Kỳ tất nhiên là ngoài pháp luật, một biện pháp chỉ có thể được áp dụng thời chiến nhưng rõ ràng nếu như có đầu cơ thì việc đầu cơ ấy chủ yếu do những nhà kinh doanh gạo lớn nhất làm. Trong trường hợp Việt Nam hiện nay, hẳn cũng không khó để xác định xem những doanh nghiệp nào là các nhà kinh doanh lương thực lớn nhất, như GS Xuân chỉ ra, đó là các công ty lương thực cấp tỉnh và trung ương.

Trở lại bài của GS Dũng và anh Trương Đình Anh, GS Dũng cho rằng phải xử lý hình sự việc "tư thương" tội đầu cơ (không hiểu sao GS Dũng không nhắc tới khả năng các công ty Nhà nước đầu cơ) còn Mr. Anh cho rằng đầu cơ là hợp pháp và không thể bị xử lý hình sự.
Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định như sau:

"Điều 160: Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm..."

NhÆ° vậy tá»™i đầu cÆ¡ là tá»™i hình sá»± nhÆ°ng trường hợp áp dụng là "tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiáº
¿n tranh" và ở đây có vẻ nhÆ° chÆ°a có đủ cÆ¡ sở để áp dụng khi năm nay mùa màng tốt, không có dịch bệnh gì đáng kể (ngoài dịch tả nhÆ°ng là vì ăn thịt chó hoặc mắm tôm -tùy quan Ä‘iểm-chứ không phải vì ăn gạo), và cÅ©ng không có chiến tranh gì, trừ chiến tranh Iraq.

Trong bài khác, GS Võ Tòng Xuân nêu ra cách trừng phạt việc đầu cơ là qua truy thu thuế
"
Vấn đề là giải quyết được bọn đầu cơ gạo, có biện pháp xử phạt nghiêm minh, có biện pháp truy thu thuế đối với doanh nghiệp trong thời gian sốt giá bất thường."

+ Trang tin của VNN về cơn sốt gạo (tin bài về kinh tế của VNN có lẽ là tốt nhất trong các báo không chuyên về kinh tế).
Bài tổng quan về lương thực này của Bích Ngọc phỏng vấn chuyên gia Phạm Hoàng Ngân có khá nhiều số liệu.

No comments: