Nên hay không nên kiểm duyệt văn học?
"TS. Đoàn Cầm Thi: Như ở Pháp này cũng có kiểm duyệt chứ. Chỉ có điều mức độ kiểm duyệt đặt ra như thế nào. Tôi biết rằng ở Pháp cũng có những tác giả đã viết và sách của họ bị cấm hàng chục năm trước khi được in. Cuốn tiểu thuyết ''Eden Eden Eden'' của Pierre Guyotat là một thí dụ. Xuất bản năm 1970, nó bị cấm phát hành trong vòng 11 năm. Kiểm duyệt ở nước nào cũng có nhưng chỉ có điều là khác nhau ở độ kín đáo nhiều hay ít mà thôi. Ở Pháp, nếu người ta cố tránh cái ''pensée unique'', thì lại có cái mà người ta gọi là ''pensée politiquement correcte'', tức là thứ tư tưởng ''phải đạo''. "
"Eden, Eden, Eden came out in 1971 with a preface by Michel Leiris, Roland Barthes and Philippe Sollers (Michel Foucault's text was received late and therefore didn't appear as a preface[1]). This book was banned from being publicized or sold to under-18s"
Như vậy cuốn sách không hề bị cấm phát hành, mà chỉ chỉ cấm phát hành tới đối tượng trẻ em, vì nội dung của nó được đánh giá là "khiêu dâm". Cái này cũng như một bộ phim được xếp loại chỉ cho người xem trên 18 tuổi, nó rất khác với việc cấm hoàn toàn sự xuất bản của một cuốn sách. Ví dụ của Đoàn Cầm Thi không chính xác.Hiện nay ở các nước phương Tây chỉ có rất ít sách bị cấm, ví dụ như cuốn Mein Kampf của Hitler bị cấm ở một số nước như Áo, bị hạn chế ở Đức... Các cuốn sách ít ỏi bị cấm là do quyết định của tòa án trên cơ sở việc nó vi phạm luật pháp (ví dụ một số cuốn sách phủ nhận Holocaust bị cấm xuất bản ở Áo vì nước này có luật cho việc phủ nhận Holocaust là tội hình sự). Không nước phát triển nào có một hội đồng thẩm định nội dung cuốn sách để quyết định cấm nó cả.
No comments:
Post a Comment