Tin đáng lo ngại.
Bọn Morgan Stanley dự đoán Việt Nam sẽ rơi vào khủng hoảng tiền tệ tương tự như Thái Lan năm 1997, do chính sách tỷ giá neo giữ lâu trong khi lạm phát cao và thâm hụt thương mại nặng nề. Hiện nay tỷ giá hối đoái kỳ hạn 1 năm đã lên tới 22,550 VND/dollar, tăng 22% trong tuần vừa qua, tức là bọn buôn bán tiền dự đoán VND sẽ mất giá chừng 38% trong vòng 1 năm tới, so với giá trị hiện nay.
Morgan Stanley cho rằng hiện nay tỷ giá đã trượt qua ngưỡng (tipping point) để có thể níu giữ, và có thể sẽ trượt dài, dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Và khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra trong nền kinh tế mở thì thường đi kèm là khủng hoảng ngân hàng.
Bài trên Bloomberg
Báo cáo của Morgan Stanley
"Price update: There is a run on the VND currency. The USD/VND’s NDF market gapped yesterday, with the 12m outright jumping 11% to VND20,700 and gapped further today to VND22,250. This implies that the market is now anticipating a VND devaluation of 38% against the USD (from current spot levels) over the next 12 months. When prices shift this much in emerging markets, it is rare that they recover – the market psychology changes irrevocably, in our opinion."
Nói chung tuần này nhiều tin xấu, Merrill Lynch thì nói Việt Nam là bài học về sự điều hành kém đối với thành công. Morgan Stanley thì dự đoán khả năng khủng hoảng tiền tệ. Sau dự đoán này của Morgan Stanley, khả năng VND sẽ còn bị sức ép dữ dội nữa khi các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua USD. Chính phủ có lẽ nên làm việc với bọn WB, IMF, UNDP các thứ để bọn nó lên tiếng trấn an dư luận trong và ngoài nước.
Trong khi Merrill Lynch cho rằng tình trạng kinh tế khó khăn của Việt Nam sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều tới kinh tế khu vực thì Morgan Stanley cho rằng có thể xảy ra sự lan truyền khủng hoảng tiền tệ-tài chính từ Việt Nam sang các nước khác trong khu vực như đã từng bắt đầu ở Thái Lan năm 1997.
Đáng chú ý là vai trò ngày càng cao của các nguồn vốn nóng có thể rút ra dễ dàng ở Việt Nam. Morgan Stanley cho biết FDI chỉ chiếm 32% nguồn vốn từ bên ngoài năm 2008, so với 70% năm 2007. Các dòng vốn ngắn hạn được rút ra ồ ạt chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới khủng hoảng tài chính ở châu Á trước kia, cho dù tình hình kinh tế vĩ mô của một số nước như Malaysia hay Hàn Quốc đều khá tốt (trong khi kinh tế Việt Nam, ngoài triển vọng tăng trưởng và xuất khẩu tốt ra thì đều có những đặc điểm tương tự như Thái Lan năm 1997). Morgan Stanley cũng cho rằng dự trữ ngoại tệ của NHNN (ước tính 27 tỷ USD) không đủ để đối phó với việc tháo chạy tiền tệ.
Về mặt cá nhân, tôi không nghĩ là tình hình xấu như Morgan Stanley hình dung. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là lòng tin của nhân dân vào năng lực điều hành và quyết tâm chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Những tín hiệu khác nhau loạn chiều sự nhập nhằng lừng khừng và thiếu một quyết tâm và xác định rõ ràng trọng tâm chính sách khiến cho các chính sách của Chính phủ đều bị động, và không gây được lòng tin của nhân dân. Những náo loạn vừa rồi với giá gạo, giá vàng, giá USD là ví dụ. Và người dân cũng không biết ai là người chịu trách nhiệm chính về mặt chính sách đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô. Như trước kia, NHNN có ông Lê Đức Thúy là một gương mặt khá có tín nhiệm và tỏ ra có vai trò khá chủ động trong các chính sách vĩ mô. Trong khi hiện nay vai trò ông Nguyễn Văn Giàu khá mờ nhạt, và nhiều việc người ta cũng không biết thuộc phạm vi trả lời của ông Nguyễn Văn Giàu hay ông Vũ Văn Ninh, hay ông Nguyễn Sinh Hùng, hay ông Nguyễn Tấn Dũng?.
+ Báo cáo của Merrill Lynch có tác giả là một nhóm người, trong khi báo cáo của Morgan Stanley, tác giả chỉ là một nhà phân tích. Báo cáo này cũng có khiếm khuyết là không đề cập tới khả năng chuyển đổi ngoại tệ. Chính phủ Việt Nam hiện nay vẫn kiểm soát tài khoản vốn, nhất là với các dòng tiền ra, nên việc các nhà đầu tư nước ngoài rút đổ đồng hàng loạt cũng không dễ dàng (khác với Thái Lan năm 1997 vừa mới mở cửa tài khoản vốn không lâu). Thêm nữa với việc kiểm soát tài khoản vốn, chính phủ vẫn có được một sự chủ động nào đó trong chính sách tỷ giá (cái này trong kinh tế học gọi là bộ ba không tương hợp: không thể duy trì đồng thời chính sách tiền tệ độc lập (để chống lạm phát), tỷ giá cố định và tài khoản vốn tự do).
Wednesday, May 28, 2008
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment