Monday, May 26, 2008

Entry for May 26, 2008

Lạm phát kinh khủng quá, năm nay tối thiểu là 20%, có lẽ còn lên tới 25-30% hoặc hơn nữa. :(

Chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt trở lại

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 đã bất ngờ tăng mạnh trở lại sau khi có dấu hiệu "giảm nhiệt" trong tháng 4. Diễn biến này khiến cho nỗ lực chống lạm phát của Chính phủ đứng trước nhiều thách thức và khó khăn hơn bao giờ hết.

Số liệu báo cáo sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2008 so với tháng 4 đã tăng 3,91%. Như vậy, tính chung trong 5 tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 15,96%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2007. Được biết, cùng kỳ năm 2007 tăng 4,32%.

Nếu tính bình quân, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2008 so với 5 tháng đầu năm 2007 là 19,09%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2008 so với tháng 5 năm 2007 tăng 25,2%.

2. Thị trường chứng khoán, mà lúc cao điểm giá trị thị trường từng lên tới 50% GDP, giờ sắp thành đám giấy vụn.


VN-Index khó trụ nổi ngưỡng 400 điểm

3. Mới chưa đến nửa năm mà thâm hụt thương mại đã lên tới 14 tỷ USD. Đấy cứ tán tụng mãi những câu chuyện như bầu Đức mua máy bay, bà Ngọc Diệp mua Rolls- Royce.


Vietnam Trade Gap Triples, as JPMorgan Notes `Worrying' Trend

"Vietnam's trade gap widened to $14.42 billion from $4.25 billion at the same time a year earlier, according to preliminary figures released by the General Statistics Office in Hanoi. Exports rose 27 percent to $23.4 billion, while imports climbed 67 percent to $37.82 billion, according to the figures"

4. "Sớm đưa kịch bản đối phó với tăng giá sau tháng 6"

Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên UB Kinh tế Quốc Hội:

"
Trên thực tế sẽ có hai vấn đề, một là chỉ số lạm phát mong muốn, và một là chỉ số lạm phát xảy ra trên thực tế. Tôi thì mong muốn nó chỉ ở vào mức 18 - 20% thôi nhưng trên thực tế nếu nó vượt qua con số này thì mình cũng phải chấp nhận. Bởi vì quy luật của nền kinh tế nó là như thế.

Nhưng cái mà chúng ta cần quan tâm là với sự lạm phát chung như thế thì Chính phủ làm gì để đảm bảo an sinh xã hội. Số lạm phát cao hay thấp không thành vấn đề. Vấn đề là người dân bị ảnh hưởng như thế nào trước sự lạm phát ấy. Nếu bây giờ chúng ta cứ căn ke nhau quá về con số lạm phát trong khi cả thế giới người ta đang chịu thì cũng không đúng."

Ông Kiên nói lạ lùng. Quy luật nền kinh tế là như thế tức là sao? Và làm gì có chuyện " Số lạm phát cao hay thấp không thành vấn đề". Với chỉ số lạm phát 15% từ đầu năm tới nay mà cả xã hội đã nháo nhác, đời sống người làm công ăn lương ảnh hưởng nặng nề, tới giờ mọi người còn đổ xô đi mua đô-la để đối phó với việc tiền Việt mất giá và nhập siêu kỷ lục.

Còn các chính sách an sinh xã hội thì chỉ là những giải pháp đối phó và còn rất thiếu hụt ở Việt Nam (ví dụ chúng ta chưa hề có trợ cấp thất nghiệp, và chế độ bảo hiểm xã hội cũng rất nặng nề, thiếu hiệu quả). Cái cần là tập trung vào các giải pháp điều hành kinh tế.

Cứ đà này thì lạm phát có thể sẽ không dưới 30% trong năm nay mất. Rõ ràng việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ đang có quá nhiều vấn đề. Để chính sách tiền tệ có hiệu quả, có lẽ nên để NHNN đóng vai trò chủ động và độc lập hơn trong các quyết định của mình, chứ không phải tất cả đều chờ vào ý kiến của Thủ tướng, trong khi Thủ tướng thì bị vô số sức ép của các nhóm quyền lợi khác nhau: các tập đoàn DNNN đòi tăng giá, đòi hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi, các doanh nghiệp chứng khoán đòi cứu thị trường chứng khoán...

Cái đoạn "cả thế giới người ta chịu" cũng không chính xác. Lạm phát ở Việt Nam hiện nay đang đứng đầu khu vực, cao hơn nhiều các nước Đông và Đông Nam Á.

No comments: