Nước mình cũng hay. Mở rộng thủ đô thì không thèm hỏi ý kiến nhân dân trong khi đó là việc có ảnh hưởng tới hàng triệu người dân. Nhưng thay đổi thuế lại đi hỏi ý kiến nhân dân. Chính sách thuế là chính sách kinh tế, những nhà hoạch định chính sách phải nắm quyền chủ động chứ sao lại trưng cầu nhân dân và nhân dân biết gì mà bỏ phiếu (với việc tăng thuế cho ô tô thì nhân dân nào mua ô tô tất nhiên phản đối, nhân dân nào không mua ô tô thì kệ xác, hay đồng ý). Kiểu này khéo mai kia, NHNN quyết định tăng/giảm lãi suất cũng lấy ý kiến nhân dân mất?
Nhưng không biết có tổ chức vận động nhân dân bầu theo đáp án nào đó không?
Đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hơi
Bộ Tài chính bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng rượu bia, thuốc lá, xe máy phân khối lớn và ôtô nhập khẩu.
Việc lấy ý kiến nhân dân về phương án thuế mới sẽ được Bộ Tài chính kết thúc trước ngày 25/6 để kịp trình Chính phủ.
2. Kinh tế Việt Nam: Còn vô vàn khó khăn phía trước
Bài tổng hợp này hơi lẫn lộn trong khái niệm Output gap: Output Gap là mức chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của kinh tế. Nếu output gap dương là dấu hiệu nền kinh tế quá nóng và âm là dấu hiệu nền kinh tế trì trệ. Và cả hai hiện tượng đó nói chung đều có tính tiêu cực. Do đó biểu 1 có ý là từ 2005 tới nay, kinh tế VN có dấu hiệu nóng. Câu trong bài "Bởi thế, từ năm 2005, tổng sản lượng giữ vững ở mức dương." không có ý nghĩa gì vì tất nhiên tổng sản lượng luôn dương, làm sao có thể âm được!
PS: Vào lại đã thấy các bạn chỉnh, bỏ câu trên. Không biết có phải do các bạn đọc blog này hay nhận được ý kiến khác?
Friday, May 30, 2008
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment