Tuổi Trẻ đăng tin: Hoãn, giãn tiến độ 716 dự án có số vốn gần 4.000 tỉ đồng, hẳn cũng trong chương trình giảm đầu tư công để chống lạm phát.
Nói chung thời gian tới sẽ là thời gian điều chỉnh khó khăn của kinh tế Việt Nam. Điều quan trọng là làm sao tránh để khủng hoảng xảy ra, và chấp nhận hy sinh tăng trưởng trong năm nay để chống lạm phát và điều chỉnh tỷ giá một cách chủ động. Tôi nghĩ hệ thống ngân hàng Việt Nam rất chập chững và yếu kém, không có khả năng chống chọi hiệu quả nếu xảy ra khủng hoảng tài chính. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Chính phủ cần có một thông điệp rõ ràng trong năm tới, tăng tính minh bạch thông tin và tránh các động thái bất ngờ, gây shock trong nền kinh tế.
Trong bài Pincus nói đồng Việt Nam không bị định giá quá cao so với đồng USD- không rõ là căn cứ vào đâu- nhưng tôi vẫn nghĩ đồng Việt Nam vẫn sẽ trượt giá so với đồng USD trong thời gian tới, dù không nhiều như Morgan Stanley dự đoán (trừ khi xảy ra khủng hoảng tiền tệ thực sự và Chính phủ không kiểm soát được, nhưng khả năng này tôi nghĩ khá thấp).
VietnamNet đăng toàn văn Báo cáo giải trình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội (chưa kịp đọc). VietnamNet có lẽ là tờ báo về chính trị- kinh tế tốt nhất hiện nay, và là một trong những tờ ít ỏi dám đăng các ý kiến trái chiều. Chẳng hạn, chỉ một ngày sau khi Quốc hội bỏ phiếu với 92% số phiếu bầu đồng ý mở rộng Hà Nội, tờ tuanvietnam đăng bài "Năm điều ước cho tương lai của Hà Nội mở rộng", đáng chú ý là có đoạn sau (của TS Diệp Văn Sơn), ngầm ám chỉ sự thiếu trách nhiệm của các ĐBQH đối với lịch sử, với tương lai:
"ĐBQH, những người bấm nút cho nghị quyết mở rộng thủ đô sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử, nhưng lịch sử thì vô hình, có ai đưa ra xét xử ở tòa án lịch sử. Ai sẽ chịu trách nhiệm cho tương lai nếu vẫn giữ tư duy nhiệm kỳ hiện nay?".
Kinh tế VN có khủng hoảng hay không?
Update:
Viễn cảnh về đầu tư tại Việt Nam
"Tương tự, ông Tô Hải - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt - cho rằng, trong hai năm 2006 - 2007 đã có khoảng 10 tỉ USD vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. 90% trong số đó thông qua các quỹ đầu tư dạng đóng với thời gian hoạt động 5-10 năm nên số vốn đó vẫn tiếp tục ở lại Việt Nam. Đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, trong khi ở nhiều thị trường tại châu Á, dòng vốn đầu tư nước ngoài đứng hay đi ra thì vẫn có khoảng 600 triệu USD vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù số tiền này không lớn nếu so với năm trước nhưng đó vẫn là bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm đến thị trường Việt Nam."
No comments:
Post a Comment