Wednesday, May 14, 2008

Về phản ứng của các báo


Báo Tuổi Trẻ bảo vệ phóng viên của mình một cách hơi cảm tính. Ban Biên tập báo không nêu ra được điểm gì anh phóng viên làm đúng, điểm gì sai từ góc độ của cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm. Ý kiến Tổng biên tập báo, lạ thay, lại được đăng trên báo Thanh Niên và cũng không mạnh mẽ lắm (so với ý kiến TBT báo Thanh Niên). Cơ sở pháp lý để báo bảo vệ phóng viên của mình là ý kiến của của một số chuyên gia pháp lý, nhưng đều dựa trên những điểm chung chung (không khác mấy phân tích trên một số blog) chứ không liên quan cụ thể đến các tình tiết của phóng viên Văn Hải. Ý kiến duy nhất được coi là có thẩm quyền của BBT báo Tuổi Trẻ là việc báo này đã đính chính những bài sai, có bài còn đính chính hai lần, nhưng cụ thể là bài nào, sai phạm thế nào, đính chính ra sao thì không hề cho biết. Cụ thể là đến nay, chúng ta vẫn chưa biết phóng viên báo Tuổi Trẻ bị bắt vì bài báo nào của anh- nếu như chính báo Tuổi Trẻ cũng chưa biết thì phải hỏi cho ra và phải nói là vẫn chưa biết, nếu như đã biết thì phải nêu rõ là bài báo nào, sai phạm đến đâu.... Trong khi đó ý kiến của các phóng viên báo thì toàn thiên vào việc khen anh Hải là người tốt, đảng viên trung thực, gương mẫu... những yếu tố có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ nếu như anh Hải bị kết án, nhưng không giúp gì cho vụ việc này trên phương diện pháp lý hay cung cấp thông tin cho người đọc. Hơn nữa, việc này còn gây ra cảm giác như báo Tuổi Trẻ đang có phần hơi thao túng dư luận bằng cách đánh vào tình cảm người đọc.

Báo Thanh Niên xử lý rõ ràng hơn nhiều. Ban biên tập báo nêu rõ các lập luận của mình để chứng tỏ phóng viên họ không cố tình đưa thông tin sai mà dựa trên cơ sở các thông tin do một vị tướng và một vị điều tra viên cung cấp và một vị tướng khác xác nhận sau đó. Ít nhất đọc các ý kiến trên báo Thanh Niên, người đọc cũng hiểu được tình thế của phóng viên báo. Báo cũng đưa một số thông tin liên quan tới phóng viên Việt Chiến, trong đó đáng chú ý là tình trạng sức khỏe hiện tại của phóng viên bị giam. Nhìn chung, báo Thanh Niên không quá cảm tính trong vụ việc này như báo Tuổi Trẻ.



Cả hai báo này đều đăng ý kiến của các chuyên gia, luật gia và trí thức cũng như từ bạn đọc về vấn đề này.

Các báo khác tương đối dè dặt. Hơi lạ lùng là tờ Vnexpress tỏ ra khá sốt sắng trong việc bảo vệ hai phóng viên này. Lạ là vì bình thường tờ Vnexpress khá bình vôi trong các vụ việc liên quan tới chính trị, xã hội, pháp luật, nhưng trong vụ việc này, các bài liên quan tới việc bắt giam hai phóng viên thường xuyên được để ở mục tin nổi bật. Tờ Vietnamnet cũng bày tỏ lập trường ủng hộ khá sớm, nhưng sau đó không thường xuyên đưa tin bài về chuyện này nữa. Các tờ báo phía Bắc như Lao động, Tiền phong tỏ ra dè dặt trong việc đưa tin bài, thường chỉ đưa những tin ngắn ngủi có tính thông tin sau khi các báo khác đã đăng. Người Lao Động cũng không tích cực lắm trong vụ này. Chỉ có Pháp luật TP HCM là có vẻ khá tích cực.

Về phản ứng trên các blog: Trên các blog của nhiều phóng viên, đa số có sự chia sẻ. Đáng chú ý là phản ứng trên các blog Osin (được trích dẫn rất nhiều cả trên báo, BBC, và trên blog), Dong A (nhìn từ góc độ khác, có phần hơi thiên về phía chính quyền) , Bố Cu Hưng (thư ký tòa soạn Pháp luật TP HCM), 5xu (phê phán bài Osin), nhà văn Võ Thị Hảo (bài viết hay, vừa chặt chẽ vừa cảm xúc), Sở Lố và một số blog khác.

Nhân thể, bạn nào rành về luật phát Việt Nam với báo chí cho biết, luật pháp Việt Nam có cho phép phóng viên giữ bí mật nguồn tin trước cơ quan điều tra không?. Thường ở các nước, chỉ khi có quyết định của tòa án buộc phóng viên nêu nguồn tin của mình thì họ mới phải nêu, còn họ không có nghĩa vụ phải tiết lộ nguồn tin với cơ quan điều tra (và làm như thế còn là vi phạm đạo đức nghề nghiệp).

À mà tìm được rồi. Như vậy luật báo chí cho phép báo chí bảo vệ nguồn tin trừ khi có yêu cầu của Chánh án hay Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh trở lên. Không biết báo chí có vai trò trong tiết lộ thông tin với cơ quan điều tra khiến tướng Quắc và thượng tá Huynh bị bắt không?

Đ
iều 7 Luật báo chí: Cung cấp thông tin cho báo chí

"Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.

Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.

Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng."
.


Xem thêm điều 10. Như vậy, nếu các nhà báo vi phạm điều 10 thì vẫn có thể bị xử lý hình sự (theo điều 28 Luật Báo chí). Ở đây, khả năng là sẽ vi phạm khoản 4, điều 10. Tuy nhiên, khoản 4 này có điểm thiếu rõ ràng "
không được Ä‘Æ°a tin sai sá
»± thật, xuyên tạc, vu khống" nhÆ°ng giữa việc Ä‘Æ°a tin sai sá»± thật (nhÆ°ng không biết là sai) và Ä‘Æ°a tin sai sá»± thật (biết rõ là sai), xuyên tạc, vu khống là má»™t khoảng cách không nhỏ. Không hiểu Ä‘iều 10 này đề cập tá»›i trường hợp nào: Ä‘Æ°a tin sai sá»± thật (và không cần biết là do vô ý hay cố tình) hay Ä‘Æ°a tin sai sá»± thật và biết rõ là sai.


Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí


Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây:
1- Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
2- Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
3- Không được tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Update: Hôm nay tất cả các báo đều bị bịt miệng, không được đưa tin về vụ bắt phóng viên nữa. Mặt trận tạm yên tiếng súng.
Hình như cũng sắp mở phiên tòa xét xử bốn cháu sinh viên tội lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy trong vụ Vàng Anh mà diễn viên nam chính là con một ông Thượng tá Công an Hà Nội. Thử chờ xem các cháu sẽ bị xử như thế nào.

No comments: