"Bà Tôn Nữ Thị Ninh kể, trong một lần dự hội thảo tại Hawaii (Mỹ) về an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bà có phát biểu rằng, sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, Mỹ đã quên Nga là ai trong lịch sử văn hóa của thế giới. "Nước Nga đã đánh bại Napoleon, và được các nước khác ủng hộ vì nước Nga có những tên tuổi như Dostoievski và Tchekov... Đó là các nhân tố văn hóa cực kỳ quan trọng tạo nên sức mạnh của dân tộc". Câu chuyện của bà Ninh là một dẫn chứng về tầm quan trọng của văn hóa đọc, không chỉ đối với một cá nhân mà với cả dân tộc."
Hơn nữa việc nước Nga có Dostoevsky hay Chekhov chỉ nói lên nước này có những thiên tài, mối liên hệ giữa việc có thiên tài và sở dĩ có thiên tài viết nhờ có văn hóa đọc khá mơ hồ. Có thể có mối liên hệ đó, bởi hiếm khi các thiên tài xuất hiện và thi triển được tài năng của mình ở các nước có văn hóa đọc thấp kém vì tại đó, bản thân các thiên tài sẽ chịu ảnh hưởng bởi văn hóa đọc của xứ sở mình và có rất ít độc giả có khả năng đánh giá đúng thiên tài. Nhưng suy luận rằng có thiên tài văn hóa là dẫn chứng tầm quan trọng của văn hóa đọc là cái gì đó hơi khiên cưỡng, tương tự như nhiều nhà văn hiện nay vẫn đang đổ lỗi cho việc mình chưa phải là thiên tài, chưa có tác phẩm lớn là vì thị hiếu độc giả tầm thường. (Nói như Nguyễn Huy Thiệp sau thất bại trong tiểu thuyết đầu tay của mình: Từ giờ, tôi viết tiểu thuyết ba xu vì độc giả chỉ cần thế, chỉ thích thế thôi (đại ý thế không phải nguyên văn)).
2. Một cuốn sách và một tác giả trẻ đang gây được sự chú ý ở Mỹ là cuốn The Boat của Nam Le, người Úc gốc Việt hiện đang học tập và nghiên cứu viết văn ở Mỹ. Cuốn này đã được điểm sách bởi hai người và được trích dẫn trên tờ New York Times, trong đó có bài điểm sách của Michiko Kakutani, người điểm sách có ảnh hưởng lớn nhất trên báo chí Mỹ.
No comments:
Post a Comment