Thursday, August 02, 2007

Blow-Up

iThe image “http://www.marmalade-skies.co.uk/blowup1.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.



Tối qua xem Blow-up để tưởng niệm Michalangelo Antonioni mới qua đời hôm 30/7 (cùng ngày với Ingmar Bergman). Kết luận chẳng hiểu gì cả nên không dám bốc phét nhiều. Vài ý thôi:

- Cinematography đẹp.

- Cảm giác phim này rất có tính hiện sinh, nhưng là một thứ hiện sinh nghiệt ngã và ironic chứ không phải poetic và buồn đau như phim của Ingmar Bergman chẳng hạn. Theme trong phim là sự hoang mang, sự lạ lẫm và cô đơn của con người trong một thế giới như thể được tạo thành bởi các vật thể được ghép lại (và tất nhiên Thượng đế đã chết). Nhân vật chính trong phim lang thang từ chỗ này tới chỗ khác, vô mục đích, và nhanh chóng chán chường với mọi người, mọi thứ. Những thứ khác có thể có (hay không có): sự lẫn lộn giữa thực và ảo, giữa sự tồn tại của cái gọi là sự thực khách quan (?) với những sự thực theo các cách nhìn và vị trí nhìn khác nhau perspective) (you believe what you see or you see what you believe?); vai trò của photography như một cách nhìn khác, một thực tại khác và khả năng phản ánh và thao túng của nó với thực tại; các giá trị của văn hóa đại chúng; sự buồn chán, lạc lõng, chán ghét tất cả (trong đó có cả bản thân) của thế hệ 60.

- Nhiều cảnh quay vừa powerful vừa ironic: Ví dụ cảnh cuối phim khi nhân vật chính cũng nhập cuộc chơi với quả bóng tennis ảo; đoạn anh ta đi nghe nhạc rock rồi tranh cướp khúc thân cây đàn mà ca sĩ trên sân khấu đập nát xong rồi khi đi ra đường thì thản nhiên vứt xuống vỉa hè, một chú khác thấy thế cầm lên xem xem rồi cũng vứt đi; hay đoạn anh ta vào một chỗ các bạn đang xì ke hỏi một cô gái đang phê “I thought you were going to Paris”, cô này trả lời “I am”…

Vài cái khác lượm lặt:
- Nghe nói kịch bản phim này ban đầu là thriller nghiêm túc có cả nhân vật chú ám sát nhưng rồi vì một phần là hết kinh phí, một phần là Antonionio theo phong cách ngẫu hứng khi làm đạo diễn, đạo diễn ngay tại chỗ mà không cần bám sát kịch bản nên cuối cùng bộ phim rẽ sang một hướng khác hẳn, không còn là một thriller thực sự nữa.

- Phim này là phim đầu tiên có cảnh quay nude toàn thân phía trước của phụ nữ. Khi chiếu ở Mỹ, các khán giả Mỹ xếp hàng cả dãy dài vì nghe nói lần đầu tiên sẽ có thể thoáng nhìn thấy public hair (ơ cái này không dịch được ra tiếng Việt nhỉ) của cô diễn viên (hình như cũng nổi tiếng) trên màn ảnh lớn. Trong phim cũng có một cảnh threesome và một cảnh một cô vừa làm tình với một anh vừa nhìn anh hàng xóm đang chõ mắt vào xem bằng một khuôn mặt rất biểu cảm, và rất khó diễn đạt là cô ta đang cảm thấy gì. Nhưng nói thế thôi chứ chẳng có cảnh sex nào explicit cả. So với các phim bây giờ thì tất nhiên là chẳng ăn nhằm gì về đoạn erotic.

The image “http://image.guardian.co.uk/sys-images/Film/Pix/pictures/2006/07/27/blowupArthurEvanscourtesyPhilippeGarner512.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

No comments: