Thursday, October 02, 2008

Entry for October 02, 2008

"Nếu hiểu blog là nhật ký cá nhân thì anh chỉ nói những vấn đề hoàn toàn mang tính cá nhân. Nhưng khi anh viết những vấn đề quảng đại cho nhiều người đọc thì anh phải tuân thủ những định chế khác."

Câu trả lời này của đồng chí Doãn khó hiểu. Vậy những vấn đề nào mới "hoàn toàn mang tính cá nhân"? Đánh răng, ăn sáng, ăn trưa, cãi nhau với vợ/chồng, ngủ, làm tình? Thế còn tư tưởng, quan điểm của cá nhân thì sao? Chẳng nhẽ những cái cá nhân nghĩ về những thứ xung quanh mình lại không được coi là thuộc về cá nhân?

Với cách phân loại này, "cơ quan chức năng" (cái từ thật ghê gớm và cũng có cái mỉa mai trong đấy, không tin thử dịch ra tiếng Anh, hoặc thử chẻ từ đó ra xem) sẽ chia blog ra thành hai loại: blog chỉ nói chuyện đánh răng, ăn sáng; và blog bàn tới cả những chuyện bên ngoài chuyện đánh răng, ăn sáng như Vedan, PMU18, hoa hậu Dung, thứ trưởng Doãn...Và ông cho rằng các blog loại hai "không thể gọi là blog" (trong khi toàn thế giới vẫn gọi là blog!). Gọi là gì thì ông bảo chờ quy chế kiểm soát loại này.

Tóm lại là các blog sắp phải đi đúng lề đường bên phải. Quy định này sẽ áp dụng với các blog ở Việt Nam. Nhưng thế nào là blog ở Việt Nam thì không rõ. Ví dụ blog này tôi đăng ký khi ở Mỹ, nhưng nếu tôi về VN sống thì có gọi là blog ở Việt Nam không? Bao giờ về VN sống, chắc lúc đó blog này cũng phải đi đúng lề bên phải mất!

Nghe nói ông Thứ trưởng Doãn từng học báo chí ở trường đại học danh tiếng MGU bên Nga. Nhưng với những gì ông này thể hiện trong những quan điểm phát xít như "lề đường bên phải", "quản lý blog" đi ngược lại những nguyên lý cơ bản nhất của báo chí, của tự do công dân...thì tôi thấy thất vọng cho chất lượng đào tạo của trường MGU quá, ít nhất là của khoa báo chí trường này. Theo bài bợ đít này trên CAND thì ông Doãn học cùng lớp với ông Trần Đăng Tuấn, hiện là phó TGĐ VTV. Về ông Tuấn thì tôi không rõ có những bài báo nào hay, chỉ biết ông nổi tiếng toàn cõi Internet trong thời gian gần đầy nhờ hai bài báo:
"Từ Nhật ký Vàng Anh đến văn hóa truyền thông " bảo vệ cho em Hoàng Thùy Linh xinh đẹp, mắng chửi "những con chuột chũi trong thế giới ảo của Internet" và bài "Gửi ông không muốn làm người Việt", xuyên tạc lời nói và phỉ báng nhà lãnh đạo Công giáo tại Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Cái lớp báo chí đấy của MGU xem ra là một lớp học tai họa. Nhưng theo lời một cựu sinh viên MGU, blogger Dong A , thì những sinh viên Việt Nam sang học khoa Báo chí MGU những năm 80 thuộc số dốt nhất trong các sinh viên Việt Nam học MGU.

Đọc thêm ở đây. Bộ này vừa thành lập riêng một Cục để quản lý lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trong đó đặc biệt ưu tiên cho quản lý thông tin điện tử. Và công việc đầu tiên của Cục này là soạn thảo quy định về quản lý blog cá nhân.

"Chính thức ra mắt hoạt động sáng 2/10, Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ Thông Tin - Truyền thông sẽ bắt tay vào việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quản lý thông tin trên Internet, bao gồm quy định về quản lý blog cá nhân. "

"Quản lý blog không nhằm hạn chế phát triển"

"Cơ quan chức năng có phân loại blog và theo ông loại blog nào đáng chú ý?

- Nếu hiểu blog là nhật ký cá nhân thì anh chỉ nói những vấn đề hoàn toàn mang tính cá nhân. Nhưng khi anh viết những vấn đề quảng đại cho nhiều người đọc thì anh phải tuân thủ những định chế khác.

Nếu đặt trong không gian ông đề cập thì cần hiểu như thế nào về những blog có nội dung đa dạng, đề cập đến cả nội dung chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước?

- Nếu anh hiểu blog như vậy thì không phải. Một số người không hiểu được phạm vi, mức độ như thế nào là blog. Chúng ta hoạt động trong một đất nước có chủ quyền, có pháp luật và mọi người phải tuân thủ theo pháp luật.

Những blog dạng như câu hỏi đề cập không thể gọi là blog. Như vậy anh đã thiết lập các trang tin điện tử có nội dung cung cấp thông tin, biến blog của anh thành bản tin hoặc tờ báo điện tử thì anh phải chịu sự điều chỉnh khác chứ không thể gọi là blog.

Tất cả phải trở lại với gốc của vấn đề. Loại hình đó là cái gì để chúng ta xem xét và có những quy định phù hợp. Khi quy định về blog ra đời sẽ rõ.

Vậy với những blog do cá nhân ngoài lãnh thổ Việt Nam lập ra, đề cập các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam theo hướng không tích cực thì cơ quan quản lý sẽ ứng xử thế nào?

- Blog ngoài Việt Nam không thuộc phạ
m vi của mình. Hiện giờ chúng ta cũng đã phải đối mặt với những thông tin như thế. Trong một thế giới như vậy, chúng ta phải đưa lại thông tin để tất cả mọi người, bạn bè, thế giới hiểu rõ hơn về tình hình của đất nước, về sự phát triển, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đó là trách nhiệm của chúng tôi và cả các cơ quan báo chí trong nước nữa. "




No comments: