Thursday, October 30, 2008

Xúi trẻ ăn cứt gà

Trên blog ngoc n, ngoc n có đưa tin về việc Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng kêu gọi tiếp tục chống tham nhũng và đưa ra 8 án điểm để tập trung chống!. Phó Thủ tướng Trọng cũng đánh giá cao vai trò của báo chí trong chống tham nhũng và nhận định rằng số lượng tin, bài PCTM tăng hơn quý sau so với quý trước trong năm nay (nhưng nếu ai đọc blog tôi từ trước có thể đọc 1 entry tôi tổng hợp số bài có chữ "tham nhũng" trên báo Tuổi Trẻ giảm sút đáng kể từ năm ngoái tới năm nay).

Tôi nghĩ sự việc hậu PMU18 vừa qua đã cho thấy một giới hạn rõ ràng của việc điều tra tham nhũng. Trước PMU18, vùng biên được hiểu là cấp Bộ trưởng trở lên. Trong lịch sử CHXHCN Việt Nam (và tiền thân của nó là VNDCCH) nếu tôi không nhầm chỉ có duy nhất một Bộ trưởng bị truy tố là ông Vũ Ngọc Hải, Bộ trưởng Bộ Năng lượng hồi đầu những năm 90, bị truy tố do những sự việc quanh việc xây dựng đường dây tải điện 500kv. Nhưng trong những năm 90, ngay cả cấp Phó Thủ tướng vẫn có thể bị chỉ trích, điều tra trên báo chí (trường hợp ông Ngô Xuân Lộc). Tất nhiên ở cấp cao hơn thì không có chuyện điều tra tham nhũng, không chỉ các vị lãnh đạo mà cả con cái các vị ấy cũng là bất khả xâm phạm. Thế nên mới có chuyện ông Đỗ Mười hồn nhiên làm từ thiện 1 triệu đô-la quà biếu của tập đoàn Đại Hàn nào đó nhưng chẳng ai buồn đặt ra câu hỏi liệu việc nhận 1 triệu đô-la quà biếu có là hợp pháp hay không? Và việc làm ăn của vợ con của các ông Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải...luôn là những lãnh địa bất khả xâm phạm.

Nhưng dù sao trước vụ PMU 18 thì vẫn chưa có một luật bất thành văn xác định rõ ràng vùng cấm. Báo chí có thể "tấn công" một quan chức cấp cao cỡ Bộ trưởng dù những tấn công đó chủ yếu trên khía cạnh thiếu trách nhiệm thay vì tham nhũng (ví dụ các phê phán với ông Đào Đình Bình). Ở cấp Thứ trưởng trở xuống và ngay cả Ủy viên TW Đảng vẫn chưa hoàn toàn miễn trách nhiệm hình sự. Điển hình là trường hợp Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Quốc Huy, đồng thời cũng là Ủy viên TW Đảng nhưng vẫn bị "dính" trong vụ trùm xã hội đen Năm Cam. Hay ông Trần Mai Hạnh, cũng Ủy viên Trung ương Đảng cũng bị truy tố trong vụ này. Hoặc ông Thứ trưởng Mai Văn Dâu ở Bộ Thương mại (trong một vụ tham nhũng khác).

Vụ Năm Cam từng gây rúng động cả hệ thống chính quyền khi lần đầu tiên người ta biết rằng xã hội đen Việt Nam và một số quan chức có những liên hệ với nhau, thao túng và sử dụng lẫn nhau-một mô hình gần gũi với trường hợp nước Ý trước đây, khi ngay cả Thủ tướng Ý cũng có liên hệ với mafia. Việc xử lý vụ này có nhiều nguyên nhân chính trị, bên cạnh mục tiêu diệt trừ ảnh hưởng của xã hội đen với chính quyền như chặt một chiếc vòi bạch tuộc. Tôi nghĩ ý nghĩa việc này là tích cực bởi việc để xã hội đen lấn sân, ảnh hưởng sâu tới chính quyền sẽ đưa Việt Nam rơi vào tình trạng hỗn loạn, chính trị gia bắt tay với mafia và thanh toán lẫn nhau như ở nước Nga hai thập niên gần đây hay như nước Ý trong một thời gian dài. Bản thân trong chính quyền thời gian đó hẳn cũng có những lo ngại tương tự về việc chủ nghĩa tư bản gangster sẽ thoán đoạt dần chính quyền, và đó là (một trong những) lý do khiến chính quyền khá mạnh tay trong vụ này khi kết án cả hai viên Ủy viên TW Đảng, một viên Thứ trưởng và một viên TGĐ Đài tiếng nói Việt Nam (cấp có lẽ cũng tương đương Thứ trưởng?).

Nhưng vụ PMU18 thì lại khác. Đây thuần túy là một vụ tham nhũng và trong hệ thống chính quyền của Việt Nam, tham nhũng là tất yếu. Đơn giản, làm sao một viên chức Nhà nước có thể sống được với mức lương chính thức thấp hơn nhiều lần khu vực tư nhân mà không tham nhũng, có thể không trắng trợn nhưng cũng là một hình thức tham nhũng. Để giảm tham nhũng, bên cạnh những biện pháp khác, có lẽ nên giảm ít nhất một nửa các viên chức Nhà nước và tăng lương gấp đôi cho số còn lại. Hệ thống chính quyền làm sao có thể vận hành nếu không có tham nhũng một khi lương chính thức của nguyên thủ quốc gia chưa đến $1000?

Kết quả của lương thấp, cơ chế kiểm soát lỏng lẽo (do ai cũng phải "kiếm sống"), luật pháp bị thao túng, tư pháp không độc lập, hệ thống chính quyền quan liêu, nặng nề và truyền thống biếu xén Á Đông là tình trạng tham nhũng lộng hành trong toàn thể chính quyền, ở mọi cấp, mọi đối tượng, từ anh công an đứng đường đòi tiền mãi lộ, cô y tá nhận phong bì của người nhà bệnh nhân cho tới ông thanh tra vòi tiền người được thanh tra, ông đại diện bên A nhận "lại quả" của bên B, cho tới sâu xa hơn nữa, với những việc mua quan bán chức trong hệ thống chính quyền. Rất rất hiếm có người nào sống và làm việc ở Việt Nam mà chưa từng trực tiếp tham nhũng, đưa hay nhận hối lộ, hay tiếp tay cho tham nhũng, hối lộ, dưới hình thức này hay hình thức khác. Dạo này tôi nghe nói đến trong chùa cũng có tình trạng tham nhũng, cũng mua bán chức vụ trong Hội Phật giáo.

Bởi thế cách báo chí "khuấy" vụ tham nhÅ©ng PMU18 lên sẽ rất nguy hiểm. Chính quyền có thể nÆ°Æ¡ng tay cho việc xá»­ lý tham nhÅ©ng vá»›i các viên chức trung cấp nhÆ° Bùi Tiến DÅ©ng. NhÆ°ng má»™t khi đã Ä‘á»™ng tá»›i Thứ trưởng Nguyá»…n Việt Tiến, Tổng cục phó Cao Ngọc Oánh... thì nhiều khả năng sá»± việc sẽ trở thành rút dây Ä‘á»™ng rừng, ảnh hưởng trá»±c tiếp tá»›i uy tín và sá»± toàn vẹn của hệ thống. Vụ Năm Cam xảy ra ở Sài Gòn, nghÄ©a là có khÆ¡i ra cÅ©ng chÆ°a ảnh hưởng trá»±c tiếp tá»›i cÆ¡ cấu chính quyền trung Æ°Æ¡ng, thậm chí còn có tác dụng tích cá»±c để dẹp bá»›t tình trạng sứ quân cát cứ. Trong khi đấy, vụ PMU18 xảy ra ở Hà Ná»™i nghÄ©a là ngay ở Trung Æ°Æ¡ng, do đó việc rút dây Ä‘á»™ng rừng là rất dá»… xảy ra. Vụ Năm Cam liên quan tá»›i xã há»™i Ä‘en và nói gì thì nói bàn tay của xã há»™i Ä‘en chÆ°a thể nào tua tủa nhÆ° bạch tuá»™c chi phối hệ thống chính quyền được. Trong khi đó PMU18 là má»™t vụ tham nhÅ©ng và tham nhÅ©ng là hiện tượng có tính cá»±c kỳ phổ biến trong hệ thống chính quyền Việt Nam, không khác vòi bạch tuá»™c. Đó là chÆ°a kể vụ này liên quan tá»›i việc sá»­ dụng vốn vay nÆ°á»›c ngoài, chính vì thế nếu sá»± việc bung ra tá»›i Ä‘á»™ không kiểm soát được thì uy tín chính trị của chính quyền Việt Nam vá»›i nhân dân và nhà tài trợ/đầu tÆ° nÆ°á»
›c ngoài sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và vì thế, từ trên cao, người ta quyết định "dìm xuồng", và những người hăng hái nhất trong vụ "đào xá»›i" bị xá»­ lý nặng nề. Quyết định dằn mặt chọn ra hai viên sÄ© quan an ninh và hai nhà báo. Đáng chú ý là trong hàng chục phóng viên bị dính, người ta chọn phóng viên của hai tờ báo lá»›n nhất nÆ°á»›c và đều là hai tờ báo phía Nam vốn có xu hÆ°á»›ng đổi má»›i và không "sợ" chính quyền nhiều nhÆ° báo miền Bắc, trong khi đó nếu sát ra thì nhiều phóng viên khác- ví dụ NhÆ° Phong, phó TBT CAND, người cung cấp tin chính cho Nguyá»…n Văn Hải- cÅ©ng sẽ bị dính. Sá»± việc, do đó, mang tính răn Ä‘e rất rõ rệt.

Tại sao Nguyễn Việt Chiến bị nặng hơn Nguyễn Văn Hải? Bên cạnh thái độ cứng rắn của Việt Chiến so với Văn Hải còn một số lý do khác, có lẽ còn quan trọng hơn. Nếu đọc trong cáo trạng thì thấy Việt Chiến bị xoáy sâu vào hai sự việc: thứ nhất là 40 quan chức nhận chạy án, thứ hai là những bài báo trên Thanh Niên (tôi nghĩ Việt Chiến viết nhưng chưa có thời gian check lại cho chính xác) đòi thay máu trong hệ thống chính trị....Tướng Vũ Hải Triều khi nói chuyện với Ban Tuyên giáo rất nhấn mạnh ý này. Trong khi đó, Văn Hải chỉ đưa tin không khác gì các báo khác. Căn cứ chính để buộc tội Văn Hải là việc đưa tin sai sự thật chuyện Việt Tiến ăn chơi trác táng nhưng việc đó thực ra cũng chỉ là những tin nhằm vào cá nhân ông Tiến (hơn nữa bên cạnh Văn Hải còn có những người khác cũng đưa tin này, thậm chí với những chi tiết còn kinh hơn- ví dụ báo Người Lao Động- nhưng lại không làm sao). Nói cách khác, Văn Hải chưa động chạm tới những khía cạnh phức tạp trong hệ thống chính trị, trong khi Việt Chiến đã động vào, đã có dấu hiệu muốn bứt dây động rừng. Việc anh Chiến giữ cả băng ghi âm với tướng Ngọ hay với những quan chức khác trong con mắt của hệ thống lại càng nguy hiểm. Do đó, anh Chiến phải trả giá đắt hơn cho sự "táo tợn" đó. Việc khởi tố anh Nguyễn Văn Hải, chính ra lại là động thái khá khôn ngoan của chính quyền, vì tạo ra một hình ảnh "hợp lý" nào đó cho phiên tòa, bởi vì đúng là Văn Hải đưa tin sai sự thực, làm tổn hại tới danh dự của Việt Tiến. Nhưng cái đích ngắm thực sự lại là Việt Chiến và những bài báo đanh thép, cứng cỏi trước chính quyền trên báo Thanh Niên*

Hài hước ở chỗ trên blog ngoc n có nói tới việc Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng khuyến khích chống tham nhũng và Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền nói báo chí có chùng thì chùng chứ ông Truyền không chùng. Trong phiên tòa xử nhà báo, anh Nguyễn Việt Chiến cũng lôi mấy ông thần vào để xem các vị có thiêng không nhưng khổ nỗi thần của anh đã hết thiêng nên không cứu nổi anh. Nguyễn Việt Chiến nhắc lời nguyên Thường trực Bộ Chính trị Phan Diễn biểu dương báo chí trong vụ PMU 18 và khuyến khích chống tham nhũng. Chủ tọa phiên tòa ngắt lời anh và bảo (đại ý) rằng thì là mà đó là chủ trương, chủ trương thì tốt đẹp còn thực hiện sai sót như thế thì là tội các anh. Hôm trước là ông Phan Diễn, hôm nay là ông Trương Vĩnh Trọng, có khác gì nhau không nhỉ? Như lời comment của một bạn trên blog ngoc n là ông Trọng đang xúi trẻ con ăn cứt gà (như ông Diễn từng xúi?).

Sự việc tương tự cũng xảy ra trên tờ Đại Đoàn Kết. Nguyên TBT tờ này là ông Lý Tiến Dũng rất mạnh mẽ "thảo hịch" Ban Tuyên giáo, trong đó chỉ đích danh Phó Ban Tuyên giáo là ông Hồng Vinh. Hồng Vinh bị mất chức rất có thể một phần bởi sự đấu tranh này của Lý Tiến Dũng. Nhưng một tháng sau lá thư của ông Dũng, ông Phạm Thế Duyệt, chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc-cơ quan chủ quản tờ Đại Đoàn Kết- xin thôi chức chủ tịch MTTQ. Chín tháng sau đó, đến lượt ông Dũng và ban biên tập Đại Đoàn Kêt bị thải hồi. Liệu có sự liên quan nào giữa các sự kiện này không?

Trong một nền báo chí không tự do, báo chí phải xoay xở bằng cách dựa vào các ông thần. Chỉ có điều trong Thời của thánh thần thì bản thân các ông thần cũng thay đổi liên miên, hoặc các ông thay đổi ý kiến, cái hôm trước đúng thì hôm nay sai, hoặc là các ông thần cũ bị các ông thần mới đạp đổ chiếm bàn thờ. Thế nên tốt nhất là khỏi nghe lời các ông thần ấy, thà đăng tin Thủy Top Hải Yến mẹ giam cầm con gái 8 năm xác thanh niên bị dìm chết dưới ruộng bị bạn gái nghi 'ái' vì dùng mỹ phẩm Cao Thùy Dương khoe tài múa võ Obama trên đường giành chiến thắng.... là an toàn hơn cả.

+ Cũng nói thêm, trong năm 2008 ngoài tướng Quắc bị truy tố còn có một tướng công an khác bị đề nghị khởi tố là tướng Trần Văn Thanh, nguyên Giám đốc Công an Đà Nẵng. Và ông này bị truy tố cùng với một nhà báo công an là thượng tá Dương Ngọc Tiến- trưởng đại diện báo Công An TP HCM tại Hà Nội. Theo thông tin của nhà báo Đức Hiển thì tướng Thanh và nhà báo Tiến bị dính do "đấu" với ông Nguyễn Bá Thanh- Ủy viên TW Đảng, Bí thư Đà Nẵng, cụ thể là trước đây, khi còn ở Đà Nẵng, tướng Thanh có điều tra vụ tham nhũng khi xây cầu sông Hàn trong đó ông Bí thư Thanh (lúc đó còn là Chủ tịch Thanh) bị tố cáo ăn hối lộ, nhưng không tìm được chứng cứ. Sau vụ đó, tướng Thanh bị điều ra Bắc làm Chánh Thanh tra Bộ Công an, còn ông Nguyễn Bá Thanh tiếp tục lên. Và đến năm 2008, thì tướng Thanh và nhà báo Tiến bị đề nghị khởi tố do vai trò của hai người này trong việc tiếp tục khiếu kiện, tố cáo các tiêu cực, tham nhũng trong dự án cầu sông Hàn và các dự án hạ tầng khác của Đà Nẵng lên các cấp Trung ương. Công an Đà Nẵng cử người ra tận Hà Nội để bắt ông Tiến, một nhà báo của báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, về Đà Nẵng!. Thêm một bài học nữa cho báo chí: đừng động tới Ủy viên TW Đảng và các quan chức cỡ Chủ tịch, Bí thư Tỉnh hay Bộ, Thứ trưởng. Dù có tướng công an chống lưng đằng sau cũng chẳng ăn thua gì. Nếu vào tù thì nhà báo sẽ vào tù một mình, còn tướng công an thì..."cảnh cáo".


*Việc này làm tôi nhá»› lại Ä‘oạn băng ghi âm cuá»™c đối thoại giữa tÆ°á»›ng công an Triều và cá»™ng tác viên Ban Tuyên giáo, má»™t vị cán bá»™ Tuyên giáo bảo rằng khi đọc cái tít "Phải trả tá»± do cho các nhà báo chân chính", ông ta cứ tưởng mình Ä‘ang đọc báo Mỹ chứ không phá
º£i báo Việt Nam nữa
.

No comments: