Thursday, October 16, 2008

Mùa thu không trở lại

Cả ngày hôm nay tôi cứ cảm thấy buồn buồn sau khi đọc báo về phiên xử nhà báo. Tại sao vậy? Tôi cảm thấy khó hiểu. Tôi không có ảo tưởng gì về phiên tòa này, cả trước và sau khi nó diễn ra nên cũng không thể nói là tôi thất vọng về nó. Ngay từ hôm qua khi chưa tuyên án nhưng đọc đề nghị án của VKS đã có thể hình dung kết quả thế nào.

Có lẽ cảm giác buồn bã đó là từ cái án nhà báo Việt Chiến phải nhận, sau những nỗ lực của anh nhằm chứng minh mình vô tội, anh đã phải trả một cái giá đắt. Chắc chắn rằng nếu anh Chiến thành khẩn như anh Hải, tôi sẽ không có cảm giác buồn bã như thế, mà sẽ cảm thấy rằng mọi sự đều diễn ra như nó vẫn thế. Hay nếu anh Chiến cũng kịp thời “hối cải” như Thượng tá Huynh, bất ngờ nhận tất cả các tội lỗi trong ngày cuối, và chỉ nhờ quyết định “khôn ngoan” và kịp thời trong một ngày ấy, giảm được 12 tháng nằm trong nhà tù thì tôi cũng không cảm thấy buồn như thế. Nhưng anh Chiến hoặc vì kiên trì với lòng tin của mình vào nhân phẩm, hoặc không dạn dày kinh nghiệm chốn quan trường khốc liệt như Thượng tá Huynh, nên đã phải nhận cái án 2 năm tù.

Tất nhiên so với cái án mà những người như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân hay Nguyễn Hoàng Hải/Điếu Cày phải nhận, thì cái án của anh Chiến vẫn còn là nhẹ. Nhưng các anh Chiến/ Hải không phải là những người như anh Điếu Cày hay chị Công Nhân, những người lựa chọn con đường đấu tranh dân chủ và đã tự xác định những hiểm nguy có thể gặp. Họ chỉ là những người làm công việc của mình cho những tờ báo của Nhà nước, viết báo, đưa tin, có khi đúng, có khi hay, và hẳn cũng có những lúc dở, lúc sai. Chính vì thế, thái độ kiên quyết chứng minh mình vô tội của anh Chiến làm tôi ban đầu ngạc nhiên, rồi cảm phục, và sau đó là buồn.

Đó là cảm giác buồn như khi đọc truyện Giết con chim nhại, khi người da đen bị xử án, bất chấp các cố gắng và hy vọng của người luật sư quả cảm. Là cái buồn khi chứng kiến cả một bộ máy, một hệ thống đồ sộ quyết định nghiền nát một con chim, và con chim ấy vẫn cứ cố dướn lên, cặp mỏ hé mở, đôi mắt mở to, như ngơ ngác, như cầu cứu, như tuyệt vọng.

Không, tôi không nghĩ anh Chiến ngây thơ. Hơn 20 năm làm báo nội chính, trải qua bao nhiêu thăng trầm ở một tờ báo hàng đầu, hẳn anh là một người dạn dày kinh nghiệm trong một môi trường khốc liệt, nhiều cạm bẫy. Riêng việc anh lưu trữ hàng chục băng ghi âm đối thoại với các vị tướng tá công an, các quan chức cao cấp để “phòng thân” cũng cho thấy sự tỉnh táo, cẩn trọng và kinh nghiệm của anh. Không, anh Chiến không ngây thơ để dễ dàng bị mắc bẫy, dễ dàng bị nghiền nát. Nhưng tôi nghĩ anh có niềm tin vào sự chính trực và lẽ công bình, vào cái gọi là lòng tự trọng. Lòng tự trọng có nghĩa là tôi có thể mắc sai lầm nhưng mắc sai lầm không phải là phạm tội, rằng nếu tôi không phạm tội, tôi sẽ không nhận tội. Cái lòng tin vào sự tử tế của con người, vào nhân phẩm ấy khiến anh khăng khăng không nhận tội, và còn đòi công khai những băng ghi âm ghi những “chuyện động trời” (theo lời anh Chiến tại phiên tòa) để bảo vệ mình.

Nhưng có người sẽ vẫn bảo là anh Chiến ngây thơ, hay anh “dại”. Sự ngây thơ và “dại” ấy là ở chỗ anh vẫn còn tin vào lòng tự trọng và lẽ công bình trong một bộ máy mà chỉ quyền và tiền là động cơ chi phối; và tại sao anh không biết “hèn” khi cần thiết phải hèn, như hầu hết mọi người. Rồi đây vợ dại, con trẻ của anh, ai trông coi, chăm sóc. Rồi căn bệnh cao huyết áp ở trong tù, rồi tuổi gần 60- cái tuổi mà hồi xưa, người ta sẽ làm lễ “lên lão”, sẽ được phát mũ ni để “mũ ni che tai, sự ai chẳng biết”, vui vầy cùng con cháu.

Không theo dõi phiên tòa nhưng tôi nghĩ, hẳn trong phiên tòa, ít nhất anh có hai lần tuyệt vọng. Lần thứ nhất là khi nghe đề nghị án của VKS, trong đó anh Hải-người bị kết án cùng tội danh- được đề nghị án treo còn anh bị án 24-30 tháng tù. Lần thứ hai, có lẽ còn tuyệt vọng hơn, là khi Thượng tá Huynh bất ngờ nhận hết mọi tội lỗi vào ngày cuối cùng và được giảm một năm tù so với mức đề nghị. Cái cảm giác khi chỉ còn mình ở lại, khi đồng nghiệp chung án với mình được tự do lập tức, được ra ngoài ôm bạn bè, vợ con, nhận lấy những cái bắt tay, ôm hôn, hoa tặng, lời chúc mừng. Còn mình tay còng được áp tải trở lại nhà giam với một tương lai bất định, cảm giác đó hẳn tuyệt vọng và cay đắng. Không biết lúc đó anh có tự trách mình “dại” không? Cái vỗ vai chia sẻ của người đồng nghiệp sắp được ra tù lúc đó hẳn cũng chẳng thể khiến anh nguôi ngoai.


Nguyễn Văn Hải chia sẻ với ông Việt Chiến. Ảnh: Thanh Tâm



Cũng có lẽ anh “dại” thật. Hay như ai đó nói, anh hùng rơm. Nhưng cái dại của anh khiến tôi cảm thấy thêm lòng tin vào con người, rằng không phải lúc nào, con người cũng có thể bị khuất phục. Rằng người ta vẫn có thể sống theo nguyên tắc và lòng tin vào nhân phẩm con người, cho dù có phải trả giá vì nó.

Cuộc sống vẫn diễn ra. Hai tuần nữa, những ồn ào xung quanh sẽ lắng đi, người ta sẽ không nhắc tới anh trên blog, trên báo, trên các diễn đàn nữa. Sẽ lại những câu chuyện mới, những nhân vật mới, những vụ việc mới gây ồn ào. Số phận một con người có phải là nhẹ bẫng?

Có lẽ cũng chẳng cần đến hai tuần. Ngay ngày hôm nay, mục Tin nổi bật của báo Tuổi Trẻ đã không nhắc gì tới phiên tòa, tới phóng viên báo Tuổi Trẻ mới được thả, chỉ có tin giá dầu, chứng khoán, kẹt xe ở Sài Gòn....Trong mục Pháp luật trên báo này, nếu tinh mắt mới thấy một mẩu tin dài đúng 300 chữ về kết quả vụ án: "
Tuyên phạt ông Phạm Xuân Quắc mức cảnh cáo "

NhÆ°ng dẫu vậy, tôi vẫn nghÄ© anh là má»™t người thành công. Trong tÆ° cách má»™t nhà báo, những gì anh thể hiện ở phiên tòa có tác dụng nhÆ° má»™t phóng sá»± chân thá»±c nhất, má»™t “ký sá»± pháp đình” đầy đủ nhất về bá»™ mặt cá»
§a nền tÆ° pháp Việt Nam. Và thái Ä‘á»™ của anh khiến người ta còn có thể tin tưởng rằng trong nền báo chí ốm yếu và méo xẹo này vẫn có những nhà báo tin tưởng vào sá»± thật, và chiến đấu tá»›i cùng vì niềm tin đó. Bởi lẽ sá»± thật là nguyên tắc lá»›n nhất, là đối tượng quan trọng nhất của nghề báo, cho dù không phải dá»… dàng gì để chạm được vào nó- nhất là khi sá»± dối trá đã trở thành má»™t thứ quy Æ°á»›c, ràng buá»™c tất cả bằng những chiếc vòi bạch tuá»™c.

Nhưng có lẽ cũng vì niềm tin vào sự thật đó mà người ta cấm gọi anh là nhà báo, và biến anh thành “nguyên nhà báo”?

Điều lớn nhất một nhà thơ có thể làm là khiến người ta rung cảm và xúc động trước những gì tốt đẹp. Anh cũng làm được điều đó ngày hôm qua.

Như một bài thơ hay và buồn của anh từng khiến tôi xúc động.


Mùa thu không trở lại

Nguyễn Việt Chiến

Cô bé ấy có một lần nói khẽ
Anh tin không, em sẽ ngủ một tuần
Anh đừng đến và đừng buồn anh nhé
Em ngủ rồi, còn ai nữa mà mong

Em ngủ rồi, em có dậy nữa không ?
Mùa thu tiễn anh qua miền phố vắng
Mỏng manh quá lời yêu không đủ ấm
Những đam mê ngày ấy ngỡ xa rồi

Nỗi buồn chiều ta uống với ta thôi
Em như cỏ, em làm ta cháy mất
Giấc ngủ ấy ai tin là có thật
Em một mình đốt hết cả mùa thu

Ở bên kia thành phố có sương mù
Ai hát đấy, ta buồn như cỏ dại
Dậy thôi em, mùa thu không trở lại
Giấc mơ nào trên cỏ hãy còn xanh...


No comments: