Tuesday, October 14, 2008

Entry for October 14, 2008

Công nhận cái công văn yêu cầu dùng chữ nguyên từ trển rót xuống làm giờ chữ nguyên cứ loạn hết cả lên, không ai biết để nó vào đâu nữa. Thông thường chữ "nguyên" được dùng với chức vụ, hay vị trí công tác để chỉ một người từng giữ chức vụ, vị trí đó: ví dụ đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch Nước; đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Đảng. Người ta không dùng chữ nguyên với nghề nghiệp: ví dụ anh A, nguyên nhà báo; anh B, nguyên công an; chị C, nguyên bán hàng rong khu phố cổ.

Thế nhưng Ban Tuyên giáo TW yêu cầu phải dùng chữ "nguyên" với các nhà báo, thành ra mọi ngôn ngữ cứ loạn tùng phèo, các báo thậm chí không rõ phải dùng thế nào cho đúng cách.

Bài trên TTO:

Đề nghị mức án 18 tháng cải tạo không giam giữ đến 30 tháng tù cho nguyên hai PV

"TTO - Chiều 14-10, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử nguyên hai cán bộ điều tra và nguyên hai phóng viên, đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án cho từng bị cáo. Theo đó, Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ cải tạo không giam giữ hoặc cảnh cáo đến 30 tháng tù cho nguyên hai cán bộ điều tra và hai phóng viên báo Tuổi TrẻThanh Niên. "

Như vậy TTO đặt chữ nguyên trước chữ hai phóng viên: nguyên hai phóng viên chứ không phải hai nguyên phóng viên.

Trên blog Trương Thái Du: " Nếu xét theo ngôn ngữ "nguyên nhà báo" thì ông Chiến phải nói "nguyên lương tâm nhà báo".

Như vậy theo bác Trương Thái Du thì phải là "nguyên lương tâm nhà báo" chứ không phải "lương tâm nguyên nhà báo"

Còn Mr. Do để blast: "Viết chút chút tặng hai nguyên đồng chí ."

Như vậy chữ nguyên lại sau chữ hai: "hai nguyên đồng chí" chứ không phải "nguyên hai đồng chí".

Tóm lại, yêu cầu Ban Tuyên giáo TW có thêm một chỉ đạo nữa xuống các báo, để làm rõ về vị trí chữ "nguyên" trong câu cú, là "nguyên hai" hay "hai nguyên", trong trích dẫn lời của nguyên nhà báo Chiến có cần thiết phải sửa chữ "lương tâm nhà báo" trong phát biểu của anh Chiến thành "nguyên lương tâm nhà báo" hay "lương tâm nguyên nhà báo" cho đúng tinh thần chỉ thị không, nếu sửa thì theo phương án nào; có được dùng chữ "cựu" thay cho chữ "nguyên" không, hay phải dùng chữ "nguyên" trong mọi trường hợp.

Ban Tuyên giáo Trung ương phụ trách rất nhiều mảng: "
chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội" nên hẳn biết cách dùng chữ "nguyên" thế nào cho phải phép: nguyên lương tâm nhà báo hay lương tâm nguyên nhà báo hay lương tâm nhà báo nguyên? Và lương tâm nguyên nhà báo với lương tâm nhà báo (không nguyên) về ý nghĩa có khác nhau không, đề nghị Ban Tuyên giáo làm rõ, làm rõ.


+ Về vụ "nguyên" này, Mr. Do có ý kiến rất thú vị:

img "Ở ta, phàm là cán bộ nhà nước, đảng viên, khi "có việc" phải hầu tòa đều automatic chuyển hóa qua trạng thái "nguyên" hết. Thế nên không có chuyện "thứ trưởng Bộ Công an ra tòa" mà là "nguyên thứ trưởng Bộ Công an ra tòa", đại khái thế. Tóm lại, cán bộ nhà nước, đảng viên tuyệt đối không có ai phải ra tòa (án nhân dân). Tức là, không có cán bộ, đảng viên nào là không trong sạch."



No comments: