Tuesday, November 11, 2008

Còn duyên buôn nụ, bán hoa

Có nhõn một cái tin ngắn ngủi trên Strait Times kể về việc một công ty môi giới hôn nhân ở Singapore hạ giá cô dâu Việt Nam một nửa mà vẫn không có khách hàng, mà khiến các báo ở Việt Nam cứ sôi sục hết lên, mắng mỏ các bạn Sing không ra gì.

Bắt đầu là báo Thanh Niên với nhan đề bài viết "Cô dâu Việt Nam lại bị bôi nhọ ở Singapore" và những câu như "Bài báo gây bất bình và kinh tởm trong giới báo chí và trí thức; trong khi lại trở thành một trò đùa cợt của giới trẻ trên diễn đàn điện tử của tờ báo này."

Báo này trích lời bà Tôn Nữ Thị Ninh rằng "việc đặt tên công ty “Vietnam Brides International Matchmaker” là một sự xúc phạm đến Việt Nam. Nếu chấp nhận việc môi giới hôn nhân giữa một người đàn ông Singapore với một cô gái nước khác để ăn phí là hợp pháp thì cũng không nên đặt tên một quốc gia nào đó vào, vì như thế tạo ra một cảm nhận rằng phụ nữ nước đó là “on sale” (có thể mua được)."


Tôi thấy lý lẽ này của bà Ninh không thuyết phục lắm. Theo bà Ninh, nếu đặt tên không có khổ, thất học, rượu chè hay vũ phu ở nhiều làng quê Việt Nam. Với những người trong hoàn cảnh như thế thì điều quan trọng với họ không phải là duyên hay không duyên mà là làm sao để cuộc chữ Vietnam thì không sao, còn nếu đặt có chữ "Vietnam" thì lại là xúc phạm tới Việt Nam. Nghĩ cũng buồn cười, cái quan trọng là những chuyện thực tế đang diễn ra, chứ không phải việc một công ty có tên là "Vietnam Brides International Matchmaker” hay là "Brides International Matchmaker” hay "Asian Brides International Matchmaker” ...Công ty này đặt tên như vậy để nhấn mạnh rằng Vietnam là thị trường cô dâu chính của họ, một thủ thuật trong kinh doanh, chứ chẳng hề có ý "xúc phạm" Việt Nam trong việc đó.

Bà Ninh cũng nói "Nhưng nếu không lấy chồng chỉ vì anh ta có thu nhập thấp thì thật vô duyên!” Vấn đề không phải là duyên hay không duyên. Bà Ninh không ở vị trí như những người phụ nữ nghèo, ghê sợ cảnh nghèo khổ, vất vả cả đời, sống chung với những người chồng cũng nghèo sống tốt hơn, trước hết và quan trọng hơn hết là về mặt vật chất.

Báo Đất Việt cũng viết "Thông tin cô dâu Việt bị rẻ rúng ở Singapore qua một công ty môi giới xuyên quốc gia, một lần nữa khứa vào nỗi đau của những người có lòng tự trọng dân tộc. Bởi đó là sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm không chỉ với phụ nữ Việt Nam."


Việc gái Việt phải sang nước ngoài kiếm chồng là chuyện tất yếu, nó chẳng liên quan gì tới danh dự, nhân phẩm...cả. Nhu cầu tồn tại, sống và mưu cầu hạnh phúc là nhu cầu bản năng của mỗi người. Trong khi thu nhập của Việt Nam thấp hơn nhiều lần Singapore, Đài Loan hay Hàn Quốc, trong khi chất lượng cuộc sống ở Việt Nam cũng thấp hơn nhiều lần các nước kia thì việc phụ nữ Việt Nam sang các nước này kiếm chồng, hoặc các nông dân Hàn Quốc, gác cổng Singapore, lao công Đài Loan dành dụm tiền để sang Việt Nam mua vợ cũng là điều không tránh được.

Đó có phải là nỗi xấu hổ không? Phải, đó là nỗi xấu hổ. Nỗi xấu hổ bởi nước nghèo, đến nỗi phụ nữ Việt Nam, vốn có tiếng là chịu thương, chịu khó, cũng phải lặn lội ra nước ngoài tìm chồng, hy vọng đổi thay cuộc đời. Và đó là nỗi xấu hổ của cả đất nước chứ không phải của riêng ai. Tại sao trong rất nhiều bài báo nói về số phận người phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, không có bài nào đề cập tới nỗi xấu hổ này, thay vì chỉ đổ lỗi cho những cô gái ham tiền, thiếu hiểu biết, hay "phẫn nộ" trước việc báo chí nước ngoài bêu riếu phụ nữ Việt Nam.

Nghèo thì đi liền với nhục. Đó là chuyện dễ hiểu. Giả sử nếu Việt Nam giàu có như Singapore, liệu có làn sóng phụ nữ Việt Nam sang Đài Loan, Singapore lấy chồng nữa không?.

Chúng ta vẫn hay phẫn nộ vì những thứ không đáng có và tôn vinh những thứ cũng không đáng tôn vinh. Tôi tự hỏi, nếu như giá cô dâu Việt Nam tăng gấp đôi ở Singapore chứ không phải hạ một nửa thì báo chí Việt Nam có phẫn nộ như thế không? Có khi lại còn tự hào vì điều đó chứng tỏ phụ nữ Việt Nam được thế giới hâm mộ. Nói cách khác, không phải báo chí phẫn nộ vì việc cô dâu VN được rao bán mà là vì được rao bán với giá rẻ!.

Trong khi báo chí trong nước phẫn nộ vì việc ở nước ngoài, người ta hạ giá cô dâu Việt Nam một nửa xuống còn 4000 SGD ($2700) thì cũng trên mặt báo, người ta hân hoan (rồi sau đó lại thất vọng) khi đón tiếp ca sĩ Quỳnh Anh. Lấy ví dụ, từ ngày 1-10/11 trên Thanh Niên có tới ba tin bài liên quan tới việc ca sĩ này về Việt Nam như thể cô là một ngôi sao lớn, hay một niềm tự hào dân tộc. Bài Bonjour Vietnam của Marc Lavoine mà Quỳnh Anh là một bài hát hay, cả nhạc và lời, và hẳn khiến không ít người Việt xúc động. Nhưng xét cho cùng, đó chỉ là một bài hát do một nhạc sĩ nước ngoài viết tặng một cô ca sĩ hát phụ cho ông, người Bỉ gốc Việt. Việc giới báo chí cứ xôn xao hết cả lên trước việc cô ca sĩ ấy về Việt Nam rồi thất vọng vì không tiếp cận được cô xem ra hơi có gì đó buồn cười. Lại giả sử, nếu bài hát đó do một người Việt sáng tác bằng tiếng Việt, chứ không phải một ông Tây sáng tác bằng tiếng Tây thì liệu người ta có xôn xao vì nó thế không?

Một ông Tây sáng tác một bài hát hay về Việt Nam, chúng ta cảm động như thể đang lên mây.
Một tờ báo nước ngoài viết bài thuật chuyện chi phí môi giới cô dâu Việt Nam giảm một nửa ở Singapore do suy thoái kinh tế, chúng ta phẫn nộ như danh dự cả dân tộc bị xúc phạm.

Có phải chúng ta quá nhạy cảm với những gì ở bên ngoài người ta đánh giá chúng ta không. Nói cách khác, đó phải chăng là một biểu hiện của thói tự ti dân tộc, luôn sợ người ngoài chê mình, coi thường mình và sung sướng một cách quá đà khi được người ngoài khen. Và cái tâm lý tự ti ấy sẽ dẫn tới sự chung sống hết sức hợp lý giữa thói "vọng ngoại" và thói "bài ngoại".

Bonus: Nhân dịp bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận xét các cô dâu Việt chê chồng nghèo là "vô duyên".

Còn duyên

Dân ca quan họ Bắc Ninh.


Ca sĩ: Thúy Hường

Còn duyên là duyên kẻ đón đón người đưa,
Hết duyên là duyên đi sớm để về trưa ớ trưa mặc lòng
Người còn không, đây em vẫn ở không ấy mà còn không
Đây em chửa có chồng, đây tôi chửa có ai
Tính a tinh tính tình tình tinh
A hội a hư hội hư là hứ hội hự

Còn duyên là duyên ngồi gốc gốc cây thông
Hết duyên là duyên ngồi gốc gốc cây hồng là hồng hái hoa
Có yêu nhau sang chơi của chơi nhà
Cho thầy là thầy me biết để đuốc hoa đuốc hoa định ngày.
Tính a tinh tính tình tình tinh
A hội a hư hội hư là hứ hội hừ

Còn duyên là duyên buôn nụ, nụ bán hoa,
Hết duyên là duyên ngồi gốc gốc cây đa chứ đa đợi chờ.
Đừng thấy em lắm bạn mà ngờ,
Tuy rằng là em lắm bạn nhưng em vẫn chờ là chờ người ngoan.
Tính a tinh tính tình tình tinh
a hội a hư hội hư là hứ hội hừ.


Hội a hư hội hư là hứ hội hừ


No comments: