+ Hình như vẫn có một số lầm lẫn về khái niệm đại cử tri (electoral college). Ở đây có vài ý:
1. Đại cử tri có phải là người không, hay là một cơ chế? Ở đây cả hai đều đúng: electoral college là cơ chế nhưng elector thì lại là người.
2. Đại cử tri có được vote khác ý nguyện của dân chúng không? Câu trả lời là không. Trước khi đăng ký, đại cử tri phải cam kết sẽ ủng hộ ứng cử viên nào, và phải tuân thủ cam kết đó. Lấy ví dụ, giả sử quận Cam có 1 phiếu đại cử tri, sẽ có 2 người đăng ký làm đại cử tri, một đại diện cho McCain, một cho Obama. Dân chúng sẽ bầu cho Obama hay McCain, nếu số người bầu cho McCain nhiều hơn ở quận Cam thì phiếu đại cử tri của quận này sẽ thuộc về McCain. Như vậy, vai trò của đại cử tri không có tính độc lập, dù đại cử tri đúng là người thật, mà phụ thuộc vào nguyện vọng của cử tri nơi họ sống.
Trên nguyên tắc, thì đại cử tri vẫn có thể "bội tín" bằng cách bầu cho người khác với cam kết của mình. Ví dụ tuy cử tri quận Cam bầu cho McCain, nhưng đại cử tri tuyên thệ bầu cho McCain ở quận này lại quyết định lật kèo bằng cách bầu cho Obama. Tuy nhiên trường hợp này cực kỳ hãn hữu trong lịch sử, mới chỉ có một vài trường hợp trong lịch sử mấy trăm năm bầu cử ở Mỹ, và đều không làm ảnh hưởng kết quả bầu cử. Để chống lại trường hợp này, hầu hết các bang cũng đưa ra luật cấm việc đại cử tri "bội tín" bằng cách bầu cho người khác với cam kết của mình.
Chính cái tính chất đại cử tri vừa là người, vừa không phải là người này khiến cho hệ thống bầu cử của Mỹ có vẻ bề ngoài phức tạp, gây ra nhiều hiểu lầm. Có người thì hiểu rằng đại cử tri có thể bầu khác với cử tri khu vực họ đăng ký, có người lại hiểu rằng không có người nào là đại cử tri mà đó chỉ là một hệ thống. Cả hai cách hiểu đều không chính xác.
3. Tại sao ở nhiều bang có tình trạng người ta cho rằng có đi bầu hay không đi bầu cũng không ảnh hưởng tới kết quả bầu cử? Vì hầu hết các bang đều theo luật người thắng thắng tất. Ví dụ bang California có 57 phiếu đại cử tri, nếu Obama được 35 phiếu, còn McCain được 22 phiếu thì cả 57 phiếu đại cử tri bang này đều sẽ về tay Obama. Do ở một số bang có tỷ lệ nghiêng hẳn về một bên, ví dụ như California là bang có truyền thống bầu cho Dân chủ nên nhiều người ủng hộ McCain sẽ nghĩ là mình có đi bầu cũng chẳng thay đổi được kết quả vì nếu thay vì McCain được 22 phiếu đại cử tri, ông ta có được 25 phiếu đi nữa thì bang này vẫn về tay Obama. Nếu nước Mỹ thay đổi luật bầu cử bằng cách tính số phiếu đại cử tri các ứng cử viên có được từ mỗi bang theo số thực tế được bầu cho họ, thay vì hệ thống người thắng thắng tất, có lẽ sẽ khuyến khích nhiều người tham gia đi bầu hơn, và khuyến khích sự hiện diện của các đảng nhỏ trong các kỳ bầu cử. Quy chế người thắng thắng tất còn gây ra sự mất cân xứng trong các chiến dịch bầu cử, bởi các ứng cử viên sẽ giành nhiều thời gian và tiền bạc cho việc vận động tranh cử ở các bang mấp mé (swing states) thay vì các bang đã rõ ràng là theo Dân chủ hay theo Cộng hòa.
+ Sự nghi ngờ của lịch sử đã được xác nhận: Phân tích mẫu tóc cho thấy Hoàng đế Quang Tự- người cùng Khang-Lương-Đàm thực hiện cuộc cải cách 100 ngày trước khi bị phe bảo thủ của Từ Hy Thái Hậu làm đảo chính lật đổ - bị đầu độc bằng arsenic ngay trước khi Từ Hy qua đời. Số phận bi thảm của một nhà cải cách thất bại.
No comments:
Post a Comment