Tuesday, November 11, 2008

Entry for November 11, 2008

Lại bà Tôn Nữ Thị Ninh. Bà là một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng tu nghiệp ở các trường ĐH danh tiếng thế giới nhưng sao lại có những nhận định hơi phiến diện.

Ẩn số quan hệ Việt - Mỹ thời Obama

1. "
Thế nhưng, khi đến ngày bầu cử, cộng đồng người Việt lại quay sang bỏ phiếu cho ông Obama, đây là một bất ngờ."

Bà Ninh nói cộng đồng người Việt bỏ phiếu cho Obama mà không nêu ra một số liệu nào cả. Các thăm dò trước bầu cử cho biết người Việt ủng hộ McCain-Obama, theo tỷ lệ chừng 2/3-1/3. Tuy nhiên, theo một khảo sát được đăng trên blog Bolsavik, trong đó có chừng 250 người Việt thì tỷ lệ ủng hộ McCain-Obama là 52-46. Mặc dù đây cũng là một bất ngờ, cho thấy tỷ lệ ủng hộ Obama và đảng Dân chủ ngày càng cao trong số người Việt hải ngoại nhưng cũng chưa thể gọi là "
cộng đồng người Việt lại quay sang bỏ phiếu cho ông Obama".

2. "
Có một điều kỳ lạ, là không phải tất cả những người Mỹ da màu đều ủng hộ Obama, có 4% trong số họ bầu cho ông Mc Cain. Điều này càng chứng minh cá nhân Obama có tài, chứ không thể nói ông được bầu vì là người da màu."

Trong khi các nhà phân tích Mỹ đặt ra câu hỏi liệu tỷ lệ 96% người da đen bầu cho Obama có phải là quá cao không và có phải họ bầu như thế vì màu da không thì theo bà Ninh, tỷ lệ đó là "điều kỳ lạ". Và kỳ lạ không phải vì nó quá cao mà vì nó quá thấp, vì vẫn còn 4% bầu cho McCain chứ không phải 100% đồng lòng, nhất trí bầu cho Obama. Bà Ninh cứ làm như tỷ lệ nhất trí trong bầu cử ở Mỹ cũng như việc Quốc hội thông qua chính sách ở Việt Nam, và tỷ lệ 96% vẫn là quá thấp.

Về quan hệ Mỹ-Việt, đúng là không gì có thể nói trước, mặc dù cần phải thấy rằng McCain, hay đảng Cộng hòa nói chung, có xu hướng ủng hộ tự do thương mại hơn Obama, hay đảng Dân chủ nói chung. Bà Ninh không nhắc gì về chuyện này. Về việc này, bạn Tề Phi (Ph.D. Harvard, hiện làm giảng viên một trường Đại học ở Singapore) có một bài viết bằng tiếng Anh trên blog. Xin trích một đoạn (chắc bạn ấy cũng không phản đối).

"But Vietnamese businesses should be prepared for possible unpleasant economic policies of the coming administration. The current financial crisis is tipped by most to lead to a widespread recession, the greatest since the Great Depression. And in times of hardship, protectionism is usually legislators’ favorite tool to appease their angry constituencies, resulting in more subsidized American exports and higher tariff and non-tariff import barriers.

His past record as a US Senator suggests that Mr. Obama is a protectionist, one loyal to the policies of his party. He has voted only 36% against trade barriers, as opposed to 86% by Mr. McCain. On the two occasions that he cast his vote regarding export subsidies, he was both for it (while Mr. McCain was against it 90% of the time). Among many of his protectionist votes, he has voted to impose sanctions on China for currency manipulation, against the Central American Free Trade Agreement, for imposing 100% scanning of imported containers (which increases import costs). He also voted for the Byrd amendment that gives anti-dumping duties to US producers who complained, an alarming sign to Vietnamese agricultural producers."


Hơn nữa, Việt Nam gần đây đang muốn Mỹ đưa vào danh sách hưởng quy chế ưu đãi thương mại (Generalized System of Preferences, hay GSP). Trong chuyến đi vừa qua sang Mỹ của thủ tướng Dũng, ông Dũng có hối thúc ông Bush thông qua cho Việt Nam. Nếu McCain làm Tổng thống thì nhiều khả năng GSP cho Việt Nam sẽ được sớm thông qua. Còn với Obama, đó vẫn là một ẩn số. Đọc thêm báo cáo Quốc hội Mỹ về các tác động có thể có nếu trao quy chế GSP cho Việt Nam.


Mới đây, EU đã từ chối thông qua GSP cho Việt Nam.


Hy vọng John Kerry sẽ được Obama chọn làm Ngoại trưởng.

No comments: