Như vậy là tính từ năm 2000 thì năm nay là năm đầu nước Mỹ mất trắng giải Nobel Vật lý khi giải này năm 2007 được trao cho một người Pháp và một người Đức.
Đáng chú ý nữa là trong hai công trình làm căn cứ để trao giải Nobel thì công trình tập thể của GS. Albert Fert của trường Đại học Paris-Sud và đồng sự có một đồng tác giả là người Việt có tên là Nguyen Van Dau (thông tin này ban đầu được biết từ blog bác Dong A).
Giải Nobel Vật lý có lẽ là giải Nobel khoa học duy nhất mà có sự tham gia thực sự, tuy còn ít ỏi, của người gốc Á. Đầu tiên là công trình của hai giáo sư người Trung Quốc giành được giải Nobel ở độ tuổi 30 là Chen Ning Yang và Tsung-Dao Lee (cả hai người đều sinh ra và theo học tới bậc đại học ở trong nước trước khi học Ph.D. ở Mỹ). Năm 1976, một người Trung Quốc đoạt giải Nobel (cho Mỹ) là Samuel C.C. Ting. Năm 1997 và 1998, lại có hai người Hoa nữa là Steven Chu và Daniel C. Tsui đoạt giải này. Trong số 5 người này thì chỉ có Steven Chu là người Mỹ gốc Hoa thực sự, sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Những người còn lại đều sống ở Trung Quốc hay Hongkong trước khi sang Mỹ học Đại học hoặc Ph.D. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ (1983, công dân Mỹ), Pakistan (1979) và Nhật Bản (1965, 1973, 2002) cũng từng đoạt được giải này.
Đang chờ đón kết quả của giải Nobel Văn học vào ngày 11/10 và giải Nobel Kinh tế 15/10. Giải Nobel Văn học có thể gây thất vọng nếu được trao cho một tác giả không ai biết tới, một nhà thơ Hàn Quốc hay Syria nào đó. Giải Kinh tế thì năm nay không biết sẽ được trao cho ai đây?
No comments:
Post a Comment