Wednesday, October 24, 2007

Entry for October 24, 2007

Ngày 22/10 vừa rồi, tổng thống Pháp Sarkozy yêu cầu các trường học ở Pháp đọc cho học sinh bức thư gửi cho gia đình của Guy Môquet, liệt sĩ Cộng sản 17 tuổi, bị phát xít Đức xử tử trong thế chiến thứ Hai.


Quyết định này gây ra các phản ứng trái ngược nhau của dư luận. Về mặt cá nhân, tôi thấy đây là một quyết định vô lý. Nó phản ánh tâm lý bất ổn của nước Pháp trước lối sống “thiếu lý tưởng” của thế hệ trẻ. Hẳn nhiều người cũng biết các vụ lộn xộn ở khu ngoại ô và trong trường đại học ở nước Pháp trong vài năm qua. Sự bất bình của sinh viên với các chính sách giáo dục ở Pháp khiến nhiều người đã ví nước Pháp thời điểm hiện nay với nước Pháp năm 1968, khi phong trào phản kháng của sinh viên dữ dội nhất trong lịch sử nước này. Với việc yêu cầu các trường học đọc thư của Môquet, hẳn Sarkozy muốn khơi gợi trong thế hệ trẻ Pháp tinh thần yêu nước, và tinh thần trách nhiệm với đất nước. Cũng có những người cho rằng vị Tổng thống cánh hữu Sarkozy muốn lợi dụng hình ảnh một liệt sĩ cộng sản cho con đường chính trị của mình, bằng cách cải thiện hình ảnh mình trong mắt cánh tả và thanh niên Pháp. Nhưng dù động cơ thế nào thì việc áp dụng một biện pháp lỗi thời như thế trong trường học bằng một sắc lệnh của Tổng thống phải chăng là một sự can thiệp quá đáng và không cần thiết?. Sự hy sinh của người yêu nước Môquet là một điều thực sự có ý nghĩa với nước Pháp, nhưng bắt tất cả các trường phải đọc bức thư anh gửi riêng cho gia đình anh, bắt tất cả các học sinh phải nghe bức thư này của anh thì tôi nghĩ không phải là một việc hay.

Từ việc nước Pháp, thử nghĩ tới một kịch bản tương tự, khi Chính phủ Việt Nam yêu cầu tất cả các trường phổ thông phải đọc một đoạn nào đó trong Nhật ký liệt sỹ Đặng Thùy Trâm cho học sinh nghe trong ngày khai giảng. Liệu việc đó có nên không? Tôi nghĩ là không nên. Thế hệ trẻ cần tiếp xúc với những ký ức của chiến tranh, những tấm gương của các liệt sĩ và những người yêu nước một cách tự nguyện, chứ không phải bị ép buộc. Tôi vẫn nghĩ là khi người ta sinh ra và lớn lên ở một mảnh đất nào đó thì lòng yêu nước cũng là một cái gì đó tự nhiên, và cái nhu cầu tự tìm hiểu bản thân mình và cộng đồng mình đang sống sẽ khiến người ta muốn biết hơn về quá khứ của dân tộc mình. Hiện tượng nhật ký Đặng Thùy Trâm trở thành best-seller lớn nhất từ trước tới nay cũng cho thấy điều này. Biến nó thành một cái gì đó mang tính nghĩa vụ, hay một công cụ tuyên truyền sẽ là điều gì đó hạ thấp ý nghĩa sự hy sinh của các liệt sỹ.

Trở lại với Guy Môquet, từ blog bác Dong A (và link tới báo Diễn Đàn), tôi được biết trong số 26 người bị phát xít Đức xử bắn cùng với Guy Môquet có một người Việt Nam có tên là Huỳnh Khương An. Cũng như Guy Môquet, Huỳnh Khương An là đảng viên đảng Cộng sản Pháp và là một người yêu nước. Nhưng bất hạnh hơn Guy Môquet, Huỳnh Khương An không được chết cho Tổ quốc của mình. Huỳnh Khương An chết vì anh là cộng sản và chống phát xít. Nhưng tôi tin là cũng như hầu hết những người cộng sản Việt Nam giai đoạn đó, lòng yêu nước đã đưa anh tới với chủ nghĩa cộng sản. Cũng như Guy Môquet, trước khi chết, anh có gửi bức thư tới những người thân yêu của mình. Nội dung bức thư anh gửi cho vợ mình như sau:

« Hãy can đảm lên, em yêu của anh. Đây chắc là lần cuối cùng anh viết cho em. Ngày hôm nay, anh sẽ lìa đời. Anh và các bạn, khoảng hai mươi đồng chí, đang bị tạm giam trong một gian nhà trống, sẵn sàng hy sinh trong tư thế dũng cảm và nhân cách. Em sẽ không hổ thẹn vì anh. Em sẽ cần rất nhiều dũng cảm để sống, nhiều hơn là anh cần để chết. Nhưng nhất định em phải sống. Bởi vì con, đứa con trai bé nhỏ của chúng ta ; khi nào gặp lại con, em hãy hôn nó cho anh, thật chặt. Từ nay, em phải sống bằng kỉ niệm, những kỉ niệm tươi đẹp của chúng ta, năm năm trời hạnh phúc ta đã sống với nhau. Vĩnh biệt, em yêu ».


Còn đây là bức thư của Guy Môchet (bản dịch tiếng Anh):

“My darling Mummy, my adored brother, my much loved Daddy, I am going to die! What I ask of you, especially you Mummy, is to be brave. I am, and I want to be, as brave as all those who have gone before me. Of course, I would have preferred to live. But what I wish with all my heart is that my death serves a purpose. I didn’t have time to embrace Jean. I embraced my two brothers Roger and Rino. As for my real brother, I cannot embrace him, alas! I hope all my clothes will be sent back to you. They might be of use to Serge, I trust he will be proud to wear them one day. To you, my Daddy to whom I have given many worries, as well as to my Mummy, I say goodbye for the last time. Know that I did my best to follow the path that you laid out for me. A last adieu to all my friends, to my brother whom I love very much. May he study hard to become a man later on. Seventeen and a half years, my life has been short, I have no regrets, if only that of leaving you all. I am going to die with Tintin, Michels. Mummy, what I ask you, what I want you to promise me, is to be brave and to overcome your sorrow. I cannot put any more. I am leaving you all, Mummy, Serge, Daddy, I embrace you with all my child’s heart. Be brave! Your Guy who loves you.”

No comments: