Saturday, October 20, 2007

The world according to 4T

Đọc bài này buồn cười quá. Nhiều quan chức Việt Nam công nhận có khả năng hài hước cao dã man. Mà hình như chính Radio Free Asia cũng bị tường lửa ở Việt Nam.

Ông Cục trưởng Lượng cho rằng ở Việt Nam “có thể tiếp cận thông tin toàn thế giới, không có một sự ngăn cản nào”. Nhưng khi phóng viên hỏi là người dân ở Việt Nam không thể tiếp cận được các trang web về dân chủ và nhân quyền thì ông Lượng bảo là chính quyền không ai ngăn cấm mà do “người dân có trình độ internet không tốt”!. Tóm lại là do nhân dân trình độ kém, không biết cách vượt tường lửa thôi chứ có cấm đoán gì đâu. Để minh chứng cho lập luận lỗi là tại nhân dân dốt, ông Lượng bảo ông vẫn vào đọc được RFA có sao đâu. Ông Lượng cũng cho là “ở Việt Nam thì người dân rất thoả mãn về những thông tin mà hiện nay họ nhận được” và “công chúng Việt Nam thì thấy báo chí hiện nay ở Việt Nam rất là tự do. Người ta có tiếp cận mọi nguồn thông tin cả trong nước và quốc tế”. Không biết ông nghĩ gì về những biện pháp quản lý báo chí và sắp tới là quản lý blog do chính bộ ông thực hiện?

Khi được hỏi về việc tổ chức Phóng viên không biên giới xếp tự do báo chí ở Việt Nam đứng thứ 162 trên 169 quốc gia thì ông Lượng bảo là tổ chức này lẽ ra nên lấy ý kiến “của đại đa số nhân dân Việt Nam để người ta đánh giá khách quan hơn” (tức là tổ chức trưng cầu dân ý?). Ông cũng khẳng định “ở Việt Nam không ai có quyền kiểm duyệt báo chí, tạp chí và tác phẩm”. Hóa ra ở Việt Nam không có kiểm duyệt -trong khi ở Mỹ, ví dụ vẫn có kiểm duyệt gián tiếp tác phẩm điện ảnh bằng cách phân loại rating phim- chứng tỏ rõ ràng Việt Nam còn có tự do báo chí và tự do văn hóa hơn Mỹ.

Tóm lại, ý của ông Cục trưởng Cục Báo chí của Bộ 4T là Việt Nam có tự do báo chí hoàn toàn, và chẳng qua do nhân dân có trình độ Internet kém tắm nên mới tự hạn chế tự do của mình thôi. Ngụ ý của ông hẳn là nhân dân nên nâng cao trình độ Internet để có thể biết cách vượt tường lửa như ông?

Dù sao, việc một quan chức quản lý báo chí ở Việt Nam chịu trả lời phỏng vấn của một trang web bị coi là “phản động” và bị chặn tường lửa ở Việt Nam cũng là một sự hơi lạ. Tất nhiên khi trả lời, ông Lượng cũng biết trước rằng hầu hết các công dân Việt Nam, những người “có thể tiếp cận mọi nguồn thông tin cả trong nước và quốc tế” sẽ không thể đọc được bài phỏng vấn của ông ở một trang web hải ngoại và bị chặn tường lửa.

Copy nguyên văn bài trả lời phỏng vấn của ông Lượng (các lỗi typo của RFA khá nhiều).

Tự do Báo chí ở Việt Nam theo giải thích của Bộ Truyền thông-Thông tin

2007.10.19

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF vừa công bố phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí trên tòan thế giới. Theo thứ tự xếp hạng trong bảng phúc trình vừa nêu thì Việt Nam đứng thứ 162 trên 169 quốc gia được khảo sát.

Trong một chương trình trước, Đài chúng tôi giới thiệu đến quí thính giả bài phỏng vấn ông Jep Julliard, phụ trách Phòng nghiên cứu của RFS, về phúc trình năm nay của tổ chức mà ông đưa ra.

Hôm nay, biên tập viên Gia Minh nêu vấn đề liên quan với người đứng đầu Cục Báo chí thuộc Bộ Truyền thông-Thông tin của Việt Nam là ông Hòang Hữu Lượng. Trước hết ông đưa ra đánh giá về sự hội nhập của báo chí Việt Nam hiện nay:

Ông Hoàng Hữu Lượng: Hiện nay trên thế giới có loại hình báo chí gì thì Việt Nam đang có loại báo chí đó. Việt Nam hôm nay đang có cả báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử và những thông tin khác trên internet. Báo chí ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh.

Hiện nay chúng tôi có tới hơn 800 tờ báo rồi, rồi đài phát thanh truyền hình phát triển mạnh, đặc biệt là internet thì Việt Nam mới hoà mạng từ năm 1997. Hiện nay thì cái tốc độ phát triển của Việt Nam rất nhanh và thông tin trên mạng thì gần như toàn dân được tiếp cận với toàn bộ thông tin của toàn thế giới.

Gia Minh: Đối với những chuẩn mực về báo chí quốc tế thì như thế nào, thưa ông?

Ông Hoàng Hữu Lượng: Chuẩn mực báo chí quốc tế thì nước nào cũng thế thôi. Báo chí có chuẩn mực chung là thông tin trung thực và khách quan. Báo chí Việt Nam cũng đang làm rất đúng điều đó, phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội trong nước và cả quốc tế.

Sinh hoạt báo chí ở Việt Nam

Gia Minh: Nhưng, thưa ông, vẫn có những đánh giá là ở Việt Nam như ông nói là có đầy đủ các loại hình và người dân thì có thể tiếp cận các nguồn thông tin, nhưng thực tế vẫn có những nguồn thông tin mà người dân không được tiếp cận, thưa ông ạ.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi cho rằng đánh giá đấy là đánh giá không khách quan. Nếu ông ở Việt Nam thì ông thấy là có thể tiếp cận thông tin toàn thế giới, không có một sự ngăn cản nào.

Gia Minh: Nhưng có nh
ững người ở Việt Nam nói rằng có những trang web chứa những thông tin về những vấn đề như dân chủ và nhân quyền thì họ vẫn không thể tiếp cận được, thưa ông Cục Trưởng.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi nghĩ rằng là không ai ngăn cản chuyện đó cả. Bất cứ một người nào có trình độ internet thì họ có thể tiếp cận được. Tôi nghĩ rằng đấy là những người đó có thể do trình độ internet không tốt nên không mở đước các cái đó thôi. Tôi nghĩ rằng là không có một sự ngăn cấm nào.

Gia Minh: Chỉ mới trong tuần nay thôi Hội Phóng Viên Không Biên Giới RSF có ra một bản phúc trình năm 2007 đánh giá Việt Nam về vấn đề tự do thông tin đã xếp Việt Nam hạng 162 trên 169 quốc gia được khảo sát. Khi nghe thông tin đó thì ông có ý kiến ra sao?

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi nghĩ việc xếp đấy là việc của người ta, còn thì với công chúng Việt Nam thì họ đánh giá khác. Công chúng Việt Nam thì thấy báo chí hiện nay ở Việt Nam rất là tự do. Người ta có tiếp cận mọi nguồn thông tin cả trong nước và quốc tế.

Gia Minh: Khi ngưòi ta đưa ra xếp hạng như vậy thì họ cũng có cơ sở của họ đấy chứ ạ? Nếu như ông gặp họ thì ông có lập luận như thế nào trước cái đánh giá của họ, thưa ông?

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi nghĩ ràng là phải ở Việt Nam thì mới đánh giá được thông tin Việt Nam. Cũng như tôi bây giờ tôi đánh giá về thông tin của Mỹ thì chắc chắn là tôi không đánh giá một cách xác thực được. Cơ bản hãy cứ đến Việt Nam và đánh giá thông tin của Việt Nam thì các bạn mới thấy được.

Gia Minh: Đối với tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đó thưa ông, thì sau khi họ có những đánh giá như vậy rồi thì Cục Báo Chí sẽ có một lúc nào đó ông mời tổ chức đó đến Việt Nam không?

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi gần như chưa được tiếp xúc với tổ chức này nên tôi không biết cách đánh giá của họ như thế nào. Và tôi nghĩ rằng là cách đánh giá của họ nên lấy ý kiến ở ngay nhân dân Việt Nam, của đại đa số nhân dân Việt Nam để người ta đánh giá khách quan hơn.

Thông tin chính trị, nhạy cảm?

Gia Minh: Nói chuyện với ông thì tôi cũng xin giới thiệu với ông rằng chúng tôi là của Đài RFA thì đối với trang mạng của đài chúng tôi rất nhiều người ở Việt Nam nói rằng họ không thể truy cập được vì bị tường lửa đó, thưa ông.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Không có đâu. Tôi vẫn nói với anh rằng chắc trình độ Inernet của những người truy cập thôi chứ còn mọi người như tôi vẫn truy cập hằng ngày rất nhiều mạng thông tin của thế giớí.

Gia Minh: Bản thân ông có vào trang web của RFA không ạ?

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi cũng không vào thường xuyên bởi có quá nhiều, nhưng tôi đọc rất nhiều thông tin của CNN, của BBC. Tôi quan tâm đến những gì mà tôi thường quan tâm thôi chứ không phải vào tất cả được. Thời gian không cho phép mình vào hết các trang trong ngày. Bởi vì ngay trong báo chí Việt Nam thì chúng tôi đọc báo chí Việt Nam cũng rất nhiều rồi.

Bạn nghĩ gì về sinh hoạt báo chí tại Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

Gia Minh: Có nhiều người họ cũng đã đến Việt Nam rồi thưa ông. Họ nói rằng những thông tin nào mà chính quyền cho là không nhạy cảm thì vẫn được đăng, nhưng những loại thông tin mang tính nhạy cảm như nói về vấn đề chính trị, nói về những vấn đề người dân bất đồng ý kiến thì lại bị ngăn trở.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi cho rằng đấy là nhận xét không chính xác và có phần xuyên tạc. Thường ở Việt Nam thì người dân rất thoả mãn về những thông tin mà hiện nay họ nhận được.

Gia Minh: Đối với các nhà báo, những người hành nghề báo chí đó thưa ông, thì không phải tất cả mọi thông tin họ đều được đưa lên mặt báo.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Không ai cấm họ điều đó cả. Việt Nam có luật rồi và họ cứ theo cái đó họ làm. Không ai ngăn cản điều đó. Ở Việt Nam không ai có quyền kiển duyệt báo chí, tạp chí và tác phẩm.

Gia Minh: Ông thì xác nhận như vậy, nhưng đối với nhiều người lâu nay họ vẫn thấy hiện tượng đó vẫn còn và người ta vẫn nêu ra điều đó, thưa ông.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi cho rằng đấy là những nhận xét thì đấy là quyền của mỗi người. Còn đấy là nhận xét của cá nhân tôi. Cũng như tôi khẳng định rằng đấy của nhân dân Việt NamNam để tìm hiểu. chứ không phải. Chúng tôi cũng sẵn sàng mở rộng cửa mời tất cả các báo đến Việt

Gia Minh: Ông có nói mở rộng cửa mà đối với chẳng hạn như Đài RFA chúng tôi thì đã nhiều lần nộp đơn xin phép về tham gia một số sự kiện lớn ở Việt Nam, nhưng sau khi nộp đơn thì vẫn không được trả lời đó thưa ông.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Đấy là cÅ©ng nhÆ° khi tôi, người Việt Nam xin vào Mỹ chẳng hạn thì không phải ai Mỹ cÅ©ng chấp nhận cho người ta Ä‘i qua Mỹ. Rất nhiều người Việt Nam xin thị thá»±c vào Mỹ cÅ
©ng không được. Đấy là việc của cÆ¡ quan khác. Tôi hoàn toàn không biết.

Gia Minh: Cảm ơn ông Cục Trưởng cho cuộc nói chuyện vừa rồi.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Rất cảm ơn anh.

No comments: