Monday, October 22, 2007

Entry for October 22, 2007

1. Bài này của bạn Felix về một bộ phim tài liệu của Trung Quốc về một cuộc bầu cử lớp trưởng trong một trường tiểu học.
Nhớ hồi xưa xem Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên cũng có chuyện trẻ em tranh cử lớp trưởng.
Thực hành dân chủ

2. Trên Vnthuquan đã có bản dịch cuốn Điệp viên hoàn hảo rồi, nhanh thật! Nhưng bản dịch này có vẻ mắc nhiều lỗi như bác Nghe chửa chỉ ra trên blog.


3. “Dân chủ”- Không có nghĩa là mọi thứ đều được phép làm!

Sao mình dị ứng với cái từ “cộng đồng blog” hiện nay rất hay được nhắc tới trên báo chí thế? Tại sao lại cứ phải là “cộng đồng”? Cách gọi đó tạo ra ấn tượng như thể blog là một thứ cộng đồng, có ý chí, nguyện vọng chung. Tại sao không gọi cộng đồng website Việt Nam, cộng đồng email Việt, cộng đồng Internet Việt, cộng đồng báo mạng Việt mà lại cứ “cộng đồng blog”? Có phải đó là một cách tư duy theo truyền thống làng xã?

Trong bài này tác giả viết “Australia có phố Kingcross ở Sydney và Mỹ có phố 42 ở New York ( tất nhiên khu phố 42 bây giờ đã khác xưa ). Trên những con phố này là một thế giới làm không ít người mới đến sợ hãi. Ai đã đến hai con phố nói trên sẽ thấy ở đó là những cửa hiệu bán tạp chí, băng đĩa và dụng cụ tình dục, những khu múa thóat y, những cô gái bán dâm, tụ điểm mua bán ma tuý, cửa hàng hoa tươi, cửa hàng bán quần áo và đồ lưu niệm, các cửa hàng sách, các nghệ sĩ không chuyên chơi nhạc, các hoạ sĩ đứng vẽ, các linh mục giảng kinh, các thành viên của những đảng phái khác nhau phát tờ rơi tuyên truyền cho một chiến dịch nào đó…Nghĩa là trong hai khu phố này có tất cả những gì của một thế giới thu nhỏ.”

Tớ không biết gì về phố 42, nhưng ở Mỹ, mại dâm và ma túy đều là phạm pháp và duy nhất chỉ có Las Vegas là cho phép một cách hạn chế hoạt động mại dâm có quản lý. Hơn nữa, ví dụ này của tác giả để so sánh với blog là một sự khập khiễng. Blog không phải là chỗ để “xả” và đứng ngoài pháp luật như tác giả ngầm so sánh.

Một điểm nữa mà tớ để ý thấy là hầu hết các bài báo viết về blog đều đứng trên lập trường của những người muốn quản lý blog. Những câu hỏi mà các báo đặt ra như Quản lý blog- nên hay không hay Quản lý blog như thế nào đều là các câu hỏi mà chính quyền phải trả lời. Việc này thể hiện một tư duy ngầm là báo chí là tiếng nói của chính quyền, hay báo chí đặt ra các vấn đề để chính quyền giải quyết, tức là rất authority-oriented.

Nhận xét thêm là bài báo này trên Vietimes rất lộn xộn, giữa tiêu đề và nội dung chẳng ăn nhập gì với nhau.


No comments: