Sunday, October 14, 2007

Entry for October 14, 2007

Hiện tượng Trà-Chanh và Thùy Linh- Vàng Anh là sự kiện nóng trong mấy hôm vừa rồi trên mạng cũng như ngoài đời (Trà-Chanh thì thực ra chủ yếu trên mạng). Quan điểm về hai hiện tượng này cũng khác nhau, có người thì coi đó là chuyện lá cải rẻ tiền, có người thì cảm thấy thương cho người trong cuộc, có người thì phẫn nộ vì việc này hay việc kia, người này hay người kia. Nhưng một cách khách quan nhìn nhận thì đây là các vấn đề đáng chú ý, nó phản ánh rất nhiều điều về đời sống xã hội ta, ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và blog, về mâu thuẫn giữa quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận trên thế giới mạng, rồi về vấn đề giới tính và mức độ nhìn nhận cá vấn đề liên quan tới tình dục trong xã hội, vân vân. Một trong các câu chuyện thú vị là theo dõi cách ứng xử của các báo quanh chuyện này.

Trước hết là chuyện Trà- Chanh. Trong chuyện này thì chị Trà ở vị trí bất lợi hẳn so với chị Chanh khi chị Chanh được sự ủng hộ nhiệt tình của anh Khế báo Thanh Niên (do cùng họ quả?). Các báo khác hầu hết đều dè dặt và cũng có phần nghiêng về chị Chanh. Chỉ có tờ Pháp luật TP HCM là có phần hơi hơi nghiêng về phía chị Trà. Điều đáng nói là tờ CANDHCM đã nhanh chóng đưa chị Trà ra ngoài phạm vi bảo kê của tờ báo. Tóm lại chị Trà ở thế bất lợi về mặt phương tiện đại chúng, mặc dù là cựu nhà báo. Bỏ qua các ân oán cá nhân của chị Trà thì nhiều khả năng chị là nhát chém thử của các kiếm khách Bộ 4T hay/và Bộ Công An gì đó, nhất là gần đây chuyện lùm xùm xung quanh việc bổ nhiệm lãnh đạo báo Tuổi Trẻ lại được viết trên blog chị Trà và được báo hải ngoại là báo Diễn Đàn (Pháp) đăng lại (báo này từng có hồi là báo Việt kiều yêu nước nhưng về sau lại trở thành báo Việt kiều không yêu nước).

Chuyện Thùy Linh: câu chuyện này thể hiện sự lúng túng của các báo. Ngay sau khi nội vụ bể, Lao Động và Dân Trí đã đăng ngay bài. Bài của Lao Động có giọng điệu bôi bác, dạy đời và ngớ ngẩn như từ những năm 80. Thực ra giọng điệu đó không có gì mới- trên các bài báo về các vụ thuốc lắc hay ăn chơi thác loạn gì gì đó, chúng ta cũng thường nghe thấy các lời răn dạy của nhà báo theo kiểu đó. Nhưng lần này thì Lao Động đã quá đà, vội vàng lên tiếng mà không lường được rằng độc giả bây giờ không dễ chấp nhận chuyện người ta nhân danh họ để có thể nói bất cứ cái gì, nhất là khi việc đó lại có thể ảnh hưởng tới nhân phẩm của một người từng được nhiều người yêu quý. Sau đó Lao Động đã phải dỡ bài xuống (và cũng vẫn âm thầm chứ không một lời giải thích như phong cách thường thấy của hầu hết, nếu không nói là tất cả báo mạng Việt Nam).Cũng là một phen tẽn tò do vẫn làm báo với quán tính xưa cũ mà không dừng lại suy nghĩ. Cái dở của Lao Động có lẽ là ở sự không xác định được mình là một tờ báo thể loại gì, nhằm tới thị trường gì (thuật ngữ Marketing thì là định vị thị trường mục tiêu): lăng nhăng lá cải như Dân trí, Ngôi sao hay nghiêm túc, đứng đắn, chừng mực như hình ảnh từ trước người ta vẫn nghĩ về tờ này. Cùng với Lao Động là Thể thao văn hóa, cũng đua theo, đưa thông tin không chính xác để rồi phải xin lỗi (Thể thao văn hóa còn mới đăng một bài trao đổi nhố nhăng của Phạm Xuân Nguyên và Hoàng Nguyên Vũ về ba thể loai blog đen, trắng và nhờ nhờ, nhưng thôi, tạm không bàn ở đây).

Các báo phương Nam có phần thận trọng hơn. Thanh Niên thì lợi dụng vụ này để thêm vũ khí trong cuộc chiến không mệt mỏi chống blog khi cho rằng thiếu nữ Thùy Linh là một nạn nhân mới của blog (haha). Tuổi trẻ thì gần như không lên tiếng, và tự coi sự không lên tiếng hay lên tiếng rất ít đó là một sự khẳng định tính chuyên nghiệp, phi lá cải của mình. Chưa check Sài Gòn tiếp thị nhưng đọc blog của Huy Đức thấy có vẻ Sài Gòn tiếp thị cũng muốn có cách tiếp cận mới, thay vì khai thác tin lá cải một cách sensational, giật gân bằng cách khai thác một cách nghiêm túc như là một hiện tượng xã hội.

Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy trong các báo chí Việt Nam là việc phóng viên thường mượn dư luận để làm tiếng nói cho mình và sẵn sàng phán xét đạo đức tất cả các sự kiện, thậm chí còn quy tất cả về đạo đức. Cứ như thể là nếu trong bài không có mấy bài học đạo đức với các từ nhiều cảm xúc như phẫn nộ, lên án, trác táng, thác loạn, đau đớn…thì bài viết chưa đủ yêu cầu. Buồn cười nhất là khi đọc các bài lá cải đưa tin giật gân nhưng vẫn cứ phải kết bằng các lời đạo đức rẻ tiền nhất. Nếu giả sử tớ mà chịu trách nhiệm một tờ báo thì một nguyên tắc hàng đầu cần đặt ra là phóng viên không được cảm tính và không được đưa phán xét đạo đức của mình vào trong bài viết, cũng như không được nhân danh một cái gì ngoài bản thân mình (ai cho anh quyền đại diện cho công luận với cha mẹ học sinh với các thiếu nữ lầm lỡ với các bà mẹ tội nghiệp với các anh chồng bị vợ đối xử dã man…). Trong một tờ báo chuyên nghiệp thì chỉ có mục xã luận và ý kiến (Editorial and opinions) là người viết (các columnists) là có thể và cần thiết nêu các ý kiến cá nhân của mình. Thật, tớ thấy vô lý quá mức. Tới Chủ tịch nước hay TBT Đảng cũng không thể chỉ tay vào mình mà bảo Tôi là dư luận, tôi là nhân dân. Thế mà một anh phóng viên bất kỳ nào đó cũng có thể hùng hồn phán xét và gọi đó là ý kiến của dư luận, của nhân dân. Sự lạm quyền, lạm danh tới mức chối thế mà vẫn cứ tồn tại đương nhiên trong cách làm báo của các tờ báo Việt. Một bài báo muốn nêu ý kiến dư luận thì có thể ngầm làm việc đó bằng cách phỏng vấn vài người dân và nêu ý kiến của họ. Phóng viên là người truyền tải sự thật chứ không phải là người dạy cho nhân dân là nên yêu ai, ghét ai, căm thù ai (cụ Hồ ngày xưa cũng chỉ dám dạy có 5 điều mà cũng chỉ dám dạy có thiếu niên thôi đấy).

Chính ra tá»› thấy ở má»™t tờ báo, việc gây dá»±ng được thái Ä‘á»™ làm việc chuyên nghiệp tuân thủ những chuẩn má»±c nhất định là quan trọng nhất. Còn ná»™i dung thì có thể sẽ từ từ trở nên chuyên nghiệp hÆ¡n. Chứ đã thiếu má»™t thái Ä‘á»™ chuyên nghiá
»‡p thì dù các ná»™i dung có hay cÅ©ng thành các sản phẩm dở Æ°Æ¡ng. Nói chung giá»›i báo chí Việt Nam cần phân hóa, tờ nào nghiêm túc thì phải thật nghiêm túc, tờ nào lá cải cÅ©ng cho ra lá cải, chứ cái tình trạng trang 1 nghiêm túc in hình Chủ tịch nÆ°á»›c, trang 2 bình luận bức xúc về nền giáo dục Việt Nam, trang 4 đăng tin Britney Spears bị xoạc váy không có quần lót kèm ảnh minh họa, trang 6 hình capture từ video Thùy Linh làm tình “thác loạn” vá»›i bạn trai, hình nhÆ° Ä‘ang là tình trạng chung của hầu hết các tờ báo Việt Nam.

Thôi đi ngủ.

No comments: