Monday, October 29, 2007

Người vọng phu trong lúc gió mưa

Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng,
Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng.
Thôi đứng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi sẽ đem đến trả đúng kỳ
Những người mang mệnh biệt ly
(Hòn Vọng Phu- Lê Thương)


Bài hát này tớ nghĩ có lẽ là bài trường ca nhạc Việt hay nhất.

Nhớ có lần trong một post tớ có nói là ở Việt Nam, không có tragic hero theo đúng nghĩa, nếu có thì chỉ có phụ nữ đóng vai trò này. Chị 2 4 6 cũng có một post rất hay về vấn đề này.

Các tragic heroines thì ở Việt Nam chắc không thiếu: từ Mỵ Châu cho tới người con gái Nam Xương, Thúy Kiều.

Nàng Tô Thị cũng là một tragic heroine như thế. Chuyện nàng Tô Thị có gì đó giống với bi kịch Oedipus của Hy Lạp (bi kịch này có thể là tác phẩm đỉnh cao nhất của văn hóa Hy-La sau Homer).

Cả chuyện Tô Thị và Oedipus đều có sự trêu đùa của số phận dẫn tới sự loạn luân trong gia đình. Nhưng nhân vật bi kịch của Hy Lạp là đàn ông. Anh ta cũng tự trừng phạt mình.

Còn nàng Tô Thị? Trong câu chuyện Tô Thị thì nhân vật bi kịch trung tâm là phụ nữ. Bi kịch của nàng không dừng ở chỗ loạn luân. Đó còn là bi kịch của nàng Penelope không bao giờ thấy lại được Odyssey. Đó còn là bi kịch của sự ngây thơ, của sự không biết.

Bi kịch nào là đau buồn hơn? Của Oedipus, của cặp anh em trong Lôi Vũ hay của Tô Thị? Có phải Tô Thị và sự ngây thơ của nàng phản ánh một tâm thức của người Việt, một cái gì đó rất khác với tư duy của người Hy Lạp. Oedipus quyết tâm tìm ra sự thật, và khi tìm ra, anh ta tự chọc mắt mình để tự trừng phạt. Chồng Tô Thị tình cờ tìm ra sự thật và anh ta chọn cách bỏ đi không trở về để trốn chạy nỗi tủi hổ của mình và tránh cho vợ cả nỗi đau khổ về sự thật phũ phàng. Hai cách hành xử khác nhau của hai người đàn ông ở hai nền văn hóa khác nhau.


Còn Tô Thị? Nàng vẫn là người đàn bà ngây thơ, phạm tội với những quy ước đạo đức của xã hội loài người mà không biết là mình phạm tội. Hình như một điểm chung trong khá nhiều nhân vật bi kịch nữ Việt Nam là sự ngây thơ. Bi kịch của họ là bi kịch do người khác gây nên. Điều này rất khác với các bi kịch phương Tây trong đó những nhân vật bi kịch đóng vai trò chủ động, và hành động của họ đưa lại bi kịch cho họ một cách trực tiếp hay gián tiếp (Macbeth, vua Lear…).


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

No comments: