Wednesday, October 10, 2007

Entry for October 10, 2007

Comment này của bạn Le ở entry diễn đàn văn học này hay, tớ copy vào đây.

"Sống đã rồi hãy viết". Câu này có 3 hàm ý quan trọng.
- Chưa sống thì sẽ phải viết bằng trí tưởng tượng. Như thế thì có nguy cơ tưởng vậy mà chẳng phải vậy.
- Chưa sống thì cảm xúc khi tiếp xúc sự vật chưa phát triển đầy đủ. Tức là tri thức chưa chín. Rất lưu ý điều này. Ghi nhớ thông tin không có nghĩa là đã cảm nhận chính xác, khách quan.
- Chưa sống tức là chưa có nhân cách để bàn về sự sống. Kẻ chưa sống mà viết, là kẻ viết thiếu nhân cách.

Vậy tại sao người ta chưa sống mà vẫn viết? Không những thế đây còn là hiện tượng phổ biến. Vì đó là nhu cầu tâm lý. Chúng ta tập trung bàn thảo ở đây, nguyên nhân cốt lõi là vì ta bị kích thích, không muốn bị bỏ rơi ngoài cuộc. Ta muốn được chấp nhận. Được cảm thấy mình đáng kể trong mắt kẻ khác. Muốn kinh nghiệm, vốn sống của mình được kẻ khác kế thừa. Muốn tìm thấy sự đồng điệu. Tất cả những điều ấy tiềm ẩn trong mỗi người ngay từ lúc ta còn là đứa bé sơ sinh.

Điểm khác nhau giữa trẻ sơ sinh và người trưởng thành là gì? Là ý thức về nhân cách. Tuổi trẻ thì nên rèn nhân cách. Chứ đợi tới trung niên thì muộn rồi, cứ trẻ con mãi thôi :) Tản Đà nói "dân hai nhăm triệu ai người lớn", đó là ông cảm khái cho nhân cách con người.

Rèn nhân cách như thế nào? Đối với tri thức thì đừng dối mình. Cái gì biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết. Đừng cố tình bóp méo nhận thức sự vật theo cách mình thấy dễ chịu nhất, nhằm vuốt ve đề cao cái tôi nhất. Rất nhiều người thông minh giỏi giang mà tự ngủ yên trong sự dốt nát chính vì căn bệnh này. Nghĩa là đối với mình thì luôn tự soi chiếu chân thật. Nhưng đối với kẻ khác thì phải độ lượng. Độ lượng thì mới thấu nhân tình. Thấu nhân tình thì mới công bằng.

No comments: